Lòng tốt không để xin đặc cách

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngô Văn Hiếu, nam sinh (Trường THPT Triệu Sơn 5, Thanh Hóa) 10 năm cõng bạn đi học, chỉ thiếu có 0,25 điểm để đỗ vào Trường ĐH Y Hà Nội - ngôi trường danh tiếng luôn có mức điểm chuẩn cao ngất.

Điều này làm truyền thông và cộng đồng mạng nóng lên trong những ngày qua. Nhiều ý kiến ở cả kênh chính thống và không chính thống đều bày tỏ mong muốn trường ĐH xét đặc cách để Hiếu được vào học.

Dù biết quy định tuyển sinh phải thực hiện nghiêm túc, đảm bảo công bằng với nhiều thí sinh khác nhưng lý do chính mà nhiều người mong muốn Hiếu được nhận vào trường là vì cách Hiếu đã chia sẻ yêu thương cho người bạn học suốt một thập niên. Người có tấm lòng yêu thương và nhẫn nại như thế là người có những phẩm chất của một lương y trong tương lai.

Tiếc nuối, mong mỏi, thậm chí có những phản ứng tiêu cực, bức xúc khi Ngô Văn Hiếu không thể bước qua cổng Trường ĐH Y Hà Nội, nơi em mơ ước được học. Những cảm xúc khác nhau đó chứng tỏ câu chuyện của Hiếu từng đã tác động mạnh mẽ đến nhiều người, nhất là các bạn trẻ.

Sự ủng hộ của dư luận có thể sẽ là điểm tựa cho Hiếu gửi lá thư xin đặc cách tới Trường ĐH Y Hà Nội hay Bộ GD-ĐT. Hoặc em cũng có thể ít nhiều thất vọng khi mình không được đối xử nhân văn như hành động mà em đã làm với bạn học.

Nhưng Hiếu lại không muốn được xét đặc cách, vì việc thi tuyển vào một trường "không đơn giản như giúp một ai đó xin việc" mà là một cuộc đấu sòng phẳng. Thí sinh phải cạnh tranh bằng năng lực chứ không phải bằng những yếu tố khác, càng không thể mang lòng tốt để xin đặc cách.

Cách suy nghĩ của chàng trai 18 tuổi này rất đúng đắn. Chúng ta đang sống trong một xã hội tồn tại rất nhiều sự "đặc cách" khác nhau, trong đó có những "đặc cách" được công khai bằng quy định, có những "đặc cách" là tiền lệ, là hệ lụy của nhiều mối quan hệ không minh bạch. Thói quen về sự "đặc cách" ngấm vào máu khiến cho rất nhiều người ngay lập tức muốn đấu tranh để trường hợp Hiếu được xem xét, bất kể quy định và cảm xúc của "nhân vật chính".

Có thể lượng thứ cho dư luận xã hội vì Hiếu đã trở thành một biểu tượng đẹp, dù em chưa từng bao giờ nghĩ đến điều này khi quyết định đồng hành với bạn.

Nhưng cách Hiếu lựa chọn chắc chắn khiến nhiều người phải suy nghĩ rộng hơn về ứng xử trong xã hội và những quan niệm cần thay đổi để thích nghi với sự phát triển của xã hội hiện đại, đang hội nhập với những tiêu chí như minh bạch, công bằng, văn minh.

Điều băn khoăn của Hiếu bây giờ chỉ là phải chia tay Minh, người mà em đã tình nguyện làm đôi chân cho bạn trong suốt 10 năm. Hiếu vẫn có thể trở thành một bác sĩ giỏi như em mơ ước ở ngôi trường ít danh tiếng hơn bằng nỗ lực và thái độ sống nghiêm túc. Và hơn thế, với một tấm lòng biết sẻ chia không hề dửng dưng trước mất mát, thiệt thòi của người khác, Hiếu có thể sẽ trở thành một "bác sĩ rất đặc biệt".

Nếu ai từng lo ngại về các thế hệ trẻ thực dụng hơn, thờ ơ, vô tâm hơn, thích dựa dẫm hơn thì trường hợp của Hiếu sẽ thắp lên hi vọng khi những điều giản dị, tự nhiên của Hiếu đã và đang tiếp tục truyền đi cảm xúc tích cực.

Theo VĨNH HÀ (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Bịt lỗ hổng dữ liệu cá nhân

Bịt lỗ hổng dữ liệu cá nhân

'Người dân đang rất bức xúc với cuộc gọi rác. Tại sao các đối tượng lừa đảo vi phạm pháp luật biết rõ số điện thoại, đọc rõ chúng ta chưa nộp tiền điện, số hợp đồng điện, đọc rõ cả số căn cước công dân. Bài toán là lộ lọt từ đâu?'.

Lực cản vô hình đối với sự phát triển

Lực cản vô hình đối với sự phát triển

Cuộc cách mạng khoa học-công nghệ đang diễn ra với tốc độ mạnh mẽ, mở ra thời cơ và cũng đặt ra thách thức. Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đáp ứng yêu cầu cấp bách.

Thuốc giả, trách nhiệm thật

Thuốc giả, trách nhiệm thật

'Thuốc giả ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân', Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên bày tỏ lo ngại, trong khi các quy định để an toàn cho điều trị, trong ngăn chặn thuốc giả vẫn chỉ triển khai rất hạn chế.

'Cởi trói' để khoa học - công nghệ đột phá

'Cởi trói' để khoa học - công nghệ đột phá

Dự án Luật Khoa học, Công nghệ (KH-CN) và Đổi mới sáng tạo vừa được Chính phủ trình Quốc hội vào ngày 6-5 là bước tiến về mặt thể chế, đồng thời cho thấy một tầm nhìn mới: đặt niềm tin vào trí tuệ con người và khát vọng sáng tạo như một động lực cốt lõi trong phát triển đất nước.

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.