Lời khen đáng giá bao nhiêu?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Phải thành thật với chính mình rằng, tôi cũng thích được khen. Trước đây và có lẽ sau này vẫn vậy. Tất nhiên là tôi luôn cố gắng đón nhận lời khen một cách đúng mực và tỉnh táo nhất. Không gì vui hơn khi những nỗ lực của mình được người khác ghi nhận.
Chẳng rõ khen ngợi có phải là thần dược hay không nhưng cứ mỗi lần được ai đó đánh giá tốt hoặc động viên, khích lệ trong công việc thì tôi như được tiếp thêm sức mạnh, cảm thấy tự tin và hăng hái hơn, muốn cố gắng nhiều hơn để đạt được những thành công tương tự. Đôi khi chỉ vì một lý do đơn giản nhất là biết mình được quan tâm, biết mình không đơn độc và đang đi đúng hướng.
Thật khó “định giá” một lời khen. Có người từng ví chúng như vàng bạc vậy, bởi hiếm nên quý. Về việc này thì tôi cứ băn khoăn mãi. Nếu sự khen ngợi chân thành thực sự là một món quà tinh thần trong cuộc sống thì cớ gì chúng ta lại hiếm khi trao gửi cho nhau? Và rồi, theo góc nhìn cạn hẹp của mình, tôi thấy có một thực tế, nghe có vẻ trái khoáy, là ai cũng thích được khen nhưng lại ít khen người khác, thậm chí là không bao giờ khen ngợi hay đánh giá tốt những người làm công việc giống mình. Sao lại thế nhỉ?
Tôi chủ quan nghĩ rằng mỗi người nếu không đấu tranh mạnh mẽ với chính mình thì rất dễ sa vào bản tính ích kỷ. Chúng ta thường sẵn sàng mổ xẻ và bêu riếu ai đó khi phát hiện ra họ chưa tốt nhưng lại ngại ngần khen ngợi, tán thưởng khi họ đạt được thành tựu đáng mừng. Liệu đó có phải là một trong những biểu hiện của thói đố kỵ không? Ta sợ rằng khen người khác cũng đồng nghĩa với việc tự thừa nhận mình thua kém. Ta giấu nhẹm đi lời khen khi có người giỏi hơn mình ở một khía cạnh hay trong thời khắc nhất định nào đó. Hoặc nếu buộc phải đánh giá, ta chỉ dùng gọn một từ: “Tạm”. Nếu cứ mãi tiếp diễn như thế thì e rằng cuộc sống chỉ toàn một màu u tối, nhìn đâu cũng thấy tiêu cực mà thôi.
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Khi đối diện với chính mình, tôi nhận ra ngay bản thân cũng hiếm khi khen ngợi người khác. Không hẳn vì tôi sợ bị hạ thấp giá trị bản thân trong tương quan so sánh với người thành công hơn mình mà đúng hơn là tôi không muốn mình trông giống một kẻ nịnh hót. Tin chắc là có nhiều người cũng mang tâm lý ấy. Lâu dần sẽ trở thành một rào cản trong các mối quan hệ xã hội. Tôi ngại tán thưởng quá lời, ngại xã giao lấy lòng hay tâng bốc nịnh bợ để mưu cầu chút lợi lộc cá nhân. Nhưng có lẽ tôi đã nhầm. Nếu đủ chân thành thì sao không mở lời? Sao còn e dè, cân nhắc? Sao phải nghĩ quá nhiều? Ở ngoài kia, biết bao đồng nghiệp, bạn bè, tình thân của mình… Chẳng phải họ cũng đủ thông minh để phân biệt thật giả, tốt xấu hay sao?
Thiết nghĩ, khi mạnh dạn và thật lòng khen ngợi ai đó, tôi buộc phải vượt qua tính ích kỷ và những ngại ngần không đáng có của mình. Thì thôi, không cần phải nói lời hoa mỹ, cũng cố gắng tránh đi những đánh giá hồ đồ, qua loa. Nếu bày tỏ sự mến mộ mà có thể góp phần khai mở những tiềm năng tốt đẹp của người khác thì hạnh phúc và tự hào quá đi chứ. Ở đây, tôi không muốn nhắc đến những lời khen bỡn cợt, những lời khen thiếu chân thành. Điều đó chỉ toàn đem lại mất mát và cay đắng cho người khác.
Trộm nghĩ, nếu ai trong chúng ta cũng tìm kiếm và nhân rộng điều tích cực bằng những lời khen ngợi thì đời sống này tốt đẹp biết bao nhiêu. Bởi lẽ, như mặt trời, lời khen dù nhỏ bé đến đâu cũng đủ sức soi sáng tâm trí và sưởi ấm trái tim của một con người.
LỮ HỒNG

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.