Lợi dụng cơ chế, công ty "sân sau" ôm đất vàng trong đô thị?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Từ việc chỉ định nhà đầu tư thay cho đấu giá đất trong đô thị, nhiều đại biểu Quốc hội hoài nghi với việc có hay không lợi ích nhóm, sân trước sân sau để lợi dụng cơ chế, chính sách?
Thảo luận tại hội trường sáng nay về việc sử dụng đất đai tại đô thị, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (đoàn Quảng Bình) chỉ ra hàng loạt những hạn chế trong việc quy hoạch, sử dụng đất. Theo đại biểu, có những khu vực quy hoạch rồi, nhưng do chi phối của doanh nghiệp, nhiều lãnh đạo tỉnh thành làm cho quy hoạch thay đổi. Điều này gây bức xúc cho nhân dân, đặc biệt làm cho đô thị bị ách tắc, cảnh quan bị phá vỡ.
Từ thực tế, đại biểu đoàn Quảng Bình cũng nhận thấy, nhiều cấp ngành, chính quyền địa phương còn lỏng lẻo trong công tác quản lý đất đai, để phát sinh nhiều tiêu cực, sai phạm. Các sai phạm phổ biến nhất trong quản lý đất đai, được đại biểu chi ra là lấn chiếm, sử dụng đất không đúng mục đích, thực hiện dự án không hiệu quả…
 
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương phản ánh nhiều bất cập trong quy hoạch đô thị
Theo đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, tất cả những vấn đề trên làm mất niềm tin của nhân dân, thất thoát tài sản đô thị, đặc biệt là làm cho khiếu nại, tố cáo gia tăng. Không ít trường hợp bị truy tố, xét xử nhưng vẫn còn nhiều xung đột tự phát.
Đại biểu đoàn Quảng Bình kiến nghị Quốc hội đề nghị Chính phủ, Bộ ngành, địa phương rà soát lại các dự án giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất; Thu hồi các dự án có khả năng tổ chức đấu thầu công khai, đảm bảo cho việc cạnh tranh trong việc xác định giá đất.
Cùng vấn đề trên, đại biểu Nguyễn Trường Giang (đoàn Đắk Nông) cho rằng, quá trình triển khai các quy hoạch vẫn cần phải điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Thế nhưng, nhiều quy hoạch điều chỉnh có dấu hiệu tư lợi, theo tư duy chủ quan hoặc đề xuất của chủ đầu tư.
Việc điều chỉnh cục bộ, chi tiết có điều chỉnh nghĩa vụ tài chính của nhà đầu tư. Đại biểu Giang nhận thấy việc điều chỉnh trong nhiều trường hợp chưa tương xứng, gây thất thoát nguồn thu của nhà nước. Đặc biệt, trong nhiều trường hợp, việc điều chỉnh còn gây áp lực cho cơ sở hạ tầng đô thị.
Nguyên nhân dẫn đến những bất cập trên được đại biểu đoàn Đắk Nông cho là do chưa có thiết chế đánh giá độc lập để theo dõi quá trình triển khai quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch. Để giải quyết những bất cập, hạn chế trên, đại biểu đề nghị quá trình lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch cần phải công khai từ khâu đề xuất, lấy ý kiến chuyên gia, người dân và doanh nghiệp.
Đại biểu Đinh Duy Vượt (đoàn Gia Lai) đánh giá chất lượng các quy hoạch không những thấp, mà còn có dấu hiệu chạy theo nhiệm kỳ làm nát quy hoạch ban đầu. Không những thế, nhiều nơi còn tùy tiện điều chỉnh quy hoạch cục bộ, quy hoạch chi tiết gây ra nhiều hệ lụy, hiệu ứng tiêu cực.
 
Đại biểu Đinh Duy Vượt đánh giá chất lượng các quy hoạch còn thấp
Đại biểu đoàn Gia Lai cho biết, quy hoạch được điều chỉnh luôn có xu hướng tăng tối đa lợi ích nhà đầu tư, giảm tối đa các tiện ích công cộng, lợi ích của người sử dụng như tăng số tầng, chia nhỏ căn hộ, tăng mật độ xây dựng giảm mật độ cây xanh. Điều này gây bức xúc cho xã hội, thậm chí không thể khắc phục được như tình trạng ngày càng kẹt xe, ô nhiễm môi trường , mưa là ngập... ở các thành phố lớn.
“Suy cho cùng điều chỉnh quy hoạch tùy tiện thực chất làm nát quy hoạch, dẫn tới đội vốn, chậm tiến độ, lãng phí thất thu ngân sách, giảm hiêu quả đầu tư công và gây ra nhiều hệ lụy khác trong cuộc sống. Cử tri kỳ vọng trụ sở cũ các cơ quan khi di dời được làm công viên vườn hoa, công trình công cộng chứ không phải trở thành những tòa nhà chọc trời của đại gia A, đại gia B chơ chơ thách thức dư luận”, đại biểu Vượt nói.
Ông Vượt kiến nghị thắt chặt kỷ cương trong quy hoạch, đồng thời thường xuyên kiểm tra giám sát nhằm khắc phục thực trạng trên.
“Nhiều đại gia ôm đất vàng, đất kim cương tại các TP lớn phản ánh việc thuê đất, cho thuê đất diễn ra phức tạp. Cử tri dấy lên hoài nghi có hay không lợi ích nhóm, sân trước sân sau để lợi dụng cơ chế pháp luật chưa đồng bộ, chỉ định nhà đầu tư thay cho cơ chế đấu giá đất”, đại biểu Đinh Duy Vượt nói.
Quang Phong (Dân trí)

Có thể bạn quan tâm

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.