Lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Joe Biden diễn ra thế nào?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ông Joe Biden sẽ chính thức nhậm chức vào ngày 20.1.2021, trở thành Tổng thống thứ 46 của Mỹ.

 Ông Joe Biden tuyên thệ nhậm chức Phó Tổng thống Mỹ trong chính quyền ông Barack Obama. Ảnh: AFP
Ông Joe Biden tuyên thệ nhậm chức Phó Tổng thống Mỹ trong chính quyền ông Barack Obama. Ảnh: AFP

Theo BBC, dưới đây là những điều cần biết về lễ nhậm chức của tổng thống Mỹ.

Lễ nhậm chức là gì?

Lễ nhậm chức của tổng thống Mỹ là sự kiện mà tổng thống đắc cử và phó tổng thống đắc cử của Mỹ tuyên thệ nhậm chức.


 

 Lễ nhậm chức của Tổng thống Barack Obama năm 2008 có sự tham dự của cả triệu người. Ảnh: AFP
Lễ nhậm chức của Tổng thống Barack Obama năm 2008 có sự tham dự của cả triệu người. Ảnh: AFP


"Tôi trịnh trọng tuyên thệ rằng tôi sẽ đảm đương chức vụ Tổng thống Mỹ một cách trung thành và sẽ cố gắng làm hết khả năng của mình để giữ gìn, che chở và bảo vệ Hiến pháp Mỹ". Một khi tuyên thệ, ông Joe Biden sẽ đảm nhận cương vị tổng thống thứ 46 và lễ nhậm chức sẽ hoàn tất (nhưng đó không phải là tất cả, bởi còn các lễ kỷ niệm theo truyền thống).

Khi nào tổng thống nhậm chức?

Theo luật, ngày nhậm chức là ngày 20.1. Tổng thống đắc cử Joe Biden và Phó Tổng thống đắc cử Kamala Harris sẽ tuyên thệ nhậm chức vào trưa ngày 20.1 tại Washington D.C. Theo truyền thống, phát biểu khai mạc được lên lịch vào khoảng 11h30 giờ miền đông (16h30 GMT - 23h30 giờ Việt Nam).

Ông Joe Biden chính thức nhậm chức và trở thành tổng thống thứ 46 của Mỹ. Ông sẽ chuyển đến Nhà Trắng vào cuối ngày - nơi tổng thống ở trong 4 năm tiếp theo.

Vé dự lễ nhậm chức

Nếu muốn tham dự các buổi lễ nhậm chức, trước tiên cần liên hệ với các quan chức nghị viện địa phương.

Theo truyền thống, Ủy ban hỗn hợp về nghi lễ nhậm chức của Quốc hội (JCCIC) - cơ quan lập kế hoạch cho lễ nhậm chức tổng thống - phân phối 200.000 vé cho buổi lễ chính thức và cung cấp vé cho các thành viên Quốc hội để phân phát cho các cử tri của họ.

Nhưng đối với lễ nhậm chức lần thứ 59, lời mời đến các thành viên Quốc hội sẽ chỉ giới hạn cho chính họ và một khách mời. Điều đó có nghĩa là chỉ 1.070 vé sẽ được trao cho các thành viên của Quốc hội. Trong khi đó, trước đây có tới 200.000 vé dự lễ nhậm chức được bán.

Nhóm của ông Joe Biden "hết sức khuyến khích" mọi người hạn chế đến Washington để tham dự, trong bối cảnh lo ngại virus lây lan.

Trong những trường hợp bình thường, Washington DC sẽ chứng kiến ​​hàng trăm nghìn - ước tính khoảng 2 triệu người vào năm Tổng thống Obama tuyên thệ nhậm chức - đổ về thành phố.

 

Tổng thống Donald Trump tuyên thệ nhậm chức ngày 20.1.2017. Ảnh: AFP
Tổng thống Donald Trump tuyên thệ nhậm chức ngày 20.1.2017. Ảnh: AFP


Tại sao lễ nhậm chức của tổng thống diễn ra vào tháng 1?

Không phải lúc nào lễ nhậm chức cũng diễn ra vào tháng 1. Hiến pháp ban đầu ấn định ngày 4.3 là ngày các tân tổng thống tuyên thệ nhậm chức.

Việc ấn định ngày nhậm chức cách 4 tháng kể từ ngày bầu cử tháng 11 có ý nghĩa vào thời điểm đó vì cần thời gian dài để các lá phiếu từ khắp đất nước chuyển về thủ đô.

Nhưng điều này cũng có nghĩa là thời kỳ "lame duck - vịt què", giai đoạn tổng thống sắp mãn nhiệm vẫn còn tại vị, khá dài. Cuối cùng, khi những tiến bộ hiện đại giúp việc đếm và báo cáo phiếu bầu dễ dàng hơn, khung thời gian dài này đã được thay đổi. Tu chính án thứ 20, được phê chuẩn vào năm 1933, quy định tổng thống mới nhậm chức vào ngày 20.1.

Lễ nhậm chức được tổ chức ở đâu?

Sân khấu đã được dựng trước Điện Capitol ở Washington DC, nhìn ra National Mall. Mặc dù cảnh tượng đám đông giữa các di tích quốc gia có thể là một cảnh quen thuộc, nhưng đó chỉ là một truyền thống kể từ thời Tổng thống Ronald Reagan năm 1981.

Trước đó, các tổng thống tuyên thệ ở phía bên kia của Điện Capitol, bên trong các phòng của Quốc hội, tại Nhà Trắng, hoặc các nơi khác trên đất nước (Tổng thống George Washington tuyên thệ ở thành phố New York).

Sau lễ tuyên thệ nhậm chức, thường có một cuộc diễu hành xuống Đại lộ Pennsylvania đến Nhà Trắng.

Năm nay, quy mô của lễ kỷ niệm sẽ "cực kỳ hạn chế" do đại dịch COVID-19, nhóm của ông Joe Biden cho biết. Hiện vẫn chưa rõ các kế hoạch cụ thể sẽ như thế nào.

Nghệ sĩ biểu diễn trong lễ nhậm chức

Ông Joe Biden vẫn chưa công bố nghệ sĩ nào sẽ có mặt trên sân khấu cùng với ông. Dự kiến sẽ có một số tên tuổi lớn. Trong những năm gần đây, các tổng thống đắc cử đã mời một số nghệ sĩ được yêu thích nhất biểu diễn trong ngày nhậm chức.


 

Tổng thống Bill Clinton và Phu nhân trong buổi dạ vũ nhậm chức. Ảnh: AFP
Tổng thống Bill Clinton và Phu nhân trong buổi dạ vũ nhậm chức. Ảnh: AFP



Lễ nhậm chức đầu tiên của Tổng thống George W Bush vào năm 2001 có các ban nhạc quân đội, cùng sự tham gia của Ricky Martin và nhóm Destiny's Child, trong đó có Beyoncé Knowles, khi đó mới 19 tuổi. Và vào năm 2005, trong lễ nhậm chức lần thứ hai của Tổng thống Bush có màn trình diễn của các ca sĩ Hilary Duff và Gloria Estefan.

Năm 2009, "Nữ hoàng nhạc soul" Aretha Franklin đến dự lễ nhậm chức của Tổng thống Barack Obama, biểu diễn bài "My Country 'Tis of Thee". Beyoncé cũng có mặt với bài "At Last" tại buổi dạ vũ nhậm chức của ông Obama.

Tại lễ nhậm chức thứ hai vào năm 2013, Tổng thống Obama đã mời Kelly Clarkson và Jennifer Hudson đảm nhận những vinh dự này. Beyoncé trở lại một lần nữa, lần này là để hát quốc ca.

Tại lễ nhậm chức gần đây nhất, Tổng thống Donald Trump được cho là đã gặp nhiều khó khăn để mời các nghệ sĩ biểu diễn. Elton John từ chối, các báo cáo cho hay Celine Dion, Kiss và Garth Brooks cũng làm như vậy. Cuối cùng, Rockettes, nghệ sĩ đồng quê Lee Greenwood và ban nhạc 3 Doors Down đã biểu diễn trong ngày nhậm chức của ông Donald Trump.

 

https://laodong.vn/the-gioi/le-nham-chuc-cua-tong-thong-dac-cu-joe-biden-dien-ra-the-nao-864891.ldo

Theo Ngọc Vân (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.
Dịch tả lại hoành hành châu Phi

Dịch tả lại hoành hành châu Phi

(GLO)-Ngày 17/3, TTXVN tại châu Phi dẫn thông tin từ Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) châu Phi cho biết trong đợt dịch tả đang bùng phát tại một số quốc gia thuộc châu lục này, giới chức y tế đã ghi nhận tổng cộng 53.660 ca mắc bệnh kể từ tháng 2 vừa qua đến nay, trong đó 1.282 ca tử vong.
ICC phát lệnh bắt tổng thống Nga

ICC phát lệnh bắt tổng thống Nga

(GLO)-Theo TASS, trong lệnh bắt ngày 17-3, Tòa hình sự quốc tế ( ICC) cho biết họ nghi ngờ ông Putin đã trục xuất bất hợp pháp trẻ em và đưa người bất hợp pháp từ lãnh thổ Ukraine sang Nga.