So với những làng nghề khác, nhịp sống ở làng bánh tráng Phú Hòa Đông (H.Củ Chi) bình yên, chậm rãi hơn hẳn. Người dân lý giải rằng, vì nghề làm bánh tráng cần sự kiên nhẫn nên lâu dần, nếp sống của con người cũng giống như thế.
Với giới mộ điệu yêu hoa, không thể không biết đến mai vàng Bình Lợi. Tuy là làng nghề ‘sinh sau đẻ muộn’ ở TP.HCM nhưng làng mai Bình Lợi đã mang đến cho người dân ở đây cuộc sống sung túc, đủ đầy.
Làng khoa bảng Đông Thái (xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) từng là mảnh đất nổi tiếng với nghề dệt lụa, sản sinh ra nhiều anh tài nức tiếng thiên hạ. Qua sự chuyển mình của thời gian, nghề dệt lụa đã đi vào dĩ vãng, nhưng con người nơi đây vẫn rong ruổi với “nghề” nuôi người học.
Nằm bên bờ sông La thơ mộng, ngôi làng Bến Hến, thuộc xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã gắn liền với nghề đãi hến hơn 300 năm qua. Từ cái nghề giản dị ấy đã mang đến cuộc sống an lành, nâng niu ước mơ con chữ cho biết bao gia đình.
Bản tin hôm nay có những thông tin sau: Yêu cầu Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Thiện kiểm điểm trách nhiệm; Trường Cao đẳng Gia Lai đạt giải nhất toàn đoàn Hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn tỉnh; Gia Lai tham gia chương trình kết nối cung cầu và tinh hoa làng nghề…
(GLO)- Nhằm kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23-11) và 23 năm ngày Khu phố cổ Hội An được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới (4/12/1999-4/12/2022), 5 năm nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể (7/12/2017-7/12/2022), tỉnh Quảng Nam sẽ miễn phí vé tham quan Khu phố cổ Hội An và các làng nghề truyền thống vào ngày 4-12.
(GLO)- Hưởng ứng các hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần làm cho thế giới sạch hơn, nhiều địa phương ở Gia Lai đã có sáng kiến tặng gùi đi chợ cho phụ nữ thay cho những chiếc giỏ nhựa như trước đây. Chiếc gùi xuất hiện trên vai người phụ nữ Jrai, Bahnar ra chợ mang theo bao câu chuyện về sản phẩm văn hóa đặc trưng này.
Nằm bên bờ Nam sông Hương, cách kinh thành Huế chừng 3 cây số về phía Tây Nam có một làng nghề đúc đồng truyền thống lừng danh. Đó chính là Phường Đúc, nơi đúc nên những tuyệt tác đồ đồng được công nhận là bảo vật quốc gia có một không hai của Việt Nam.
Hệ thống lò gạch, gốm Mang Thít có tuổi đời hàng trăm năm, được biết đến là nơi sản xuất gạch, gốm đỏ nổi tiếng và lớn nhất vùng Đồng bằng Cửu Long, xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.
Hơn 170 năm 'thế cuộc đổi dời', nhưng tiếng 'cắc, tùng' từ làng trống Bình An - một ngôi làng nhỏ nằm nép mình bên sông Vàm Cỏ Tây thuộc xã Bình Lãng, huyện Tân Trụ (Long An) vẫn còn vang vọng mãi.
(GLO)- Sáng 17-4, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (Quận 7, TP. Hồ Chí Minh) Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Hiệp hội Xuất khẩu thủ công mỹ nghệ long trọng tổ chức lễ khai mạc Hội chợ Quốc tế OCOP và Quà tặng Việt Nam (Lifestyle Vietnam) 2019. Dự lễ khai mạc có đồng chí Vương Đình Huệ-Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Triển lãm “Hà Nội trong tôi 2018“ (đang diễn ra tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám) giới thiệu tới công chúng 80 bức ảnh ghi lại chân thực, cuộc sống lao động và sinh hoạt ở các làng nghề, phố nghề của Thủ đô.
Để giúp người dân chống chọi trước thời tiết khắc nghiệt, từ bao đời qua, một sản phẩm rất đơn sơ, mộc mạc nhưng không kém phần độc đáo đã ra đời, nó được ví như chiếc “áo giáp lá“.
Trải qua gần nửa thế kỷ hình thành trên mảnh đất Bình Dương, làng nghề heo đất ở Lái Thiêu (thị xã Thuận An) là nơi tạo nên những chú heo đất ngộ nghĩnh, nhiều màu sắc.
Xưa kia, làng Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) được mệnh danh là “làng khoa bảng, đất danh hương“. Nay, Bát Tràng còn nổi tiếng hơn bởi các sản phẩm gốm nức tiếng xa gần, nhiều gia đình nhờ thế cũng trở thành tỷ phú…