Làng nghề miền Tây vào Tết-Bài 2: Quả "độc, lạ" lên ngôi thị trường Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Năm nay, thời tiết mưa nhiều khiến cho nhà vườn gặp bất lợi nhưng dự kiến các sản phẩm độc, lạ hứa hẹn sẽ lên ngôi phục vụ thị trường Tết Nguyên đán.

Cháy hàng trái cây tạo hình

Ông Võ Trung Thành, Chủ nhiệm câu lạc bộ trái cây tạo hình ấp Phú Trí A, xã Phú Tân (Châu Thành, Hậu Giang) được mệnh danh là vua tạo hình trái cây nổi tiếng ở miền Tây. Ông Thành cho biết, năm nay câu lạc bộ dự kiến chỉ cung cấp khoảng 6.000 trái bưởi tạo hình (giảm gần một nửa so năm ngoái) phục vụ thị trường Tết, không đủ đáp ứng nhu cầu của thương lái đặt hàng. “Năm nay thất mùa là do nhuận 2 tháng 6 âm lịch, người dân tạo hình trái cây vào nửa tháng 6 sau nhưng vào tháng 4 mưa xuống khiến bưởi ra bông tự nhiên nên không được như ý muốn”, ông Thành nói.

 
Ông Nguyễn Văn Phúc bên vườn bưởi tạo hình của mình.
Ông Nguyễn Văn Phúc bên vườn bưởi tạo hình của mình.

Theo ông Thành, trước làm thủ công thì hiện nay làm khuôn bằng kỹ thuật số cho đường nét đẹp, mịn hơn. Hiện tỷ lệ bưởi tạo hình đạt khoảng 70%. Tại CLB bưởi tạo hình do ông làm Chủ nhiệm ở xã Phú Tân phần lớn là vườn đã lâu năm, già cỗi nên các thành viên đang cải tạo và bắt đầu trồng mới. Vì thế các thành viên tỏa đi nhiều nơi trong khu vực ĐBSCL như Trà Vinh, Sóc Trăng, Cần Thơ… để liên kết với nông dân, riêng cá nhân ông Thành thì sang thị xã Bình Minh (Vĩnh Long) liên kết với nông dân làm 500 trái bưởi tạo hình.

“Mặc dù năm nay không đủ hàng cung cấp thị trường tết nhưng câu lạc bộ vẫn không tăng giá để đảm bảo ổn định giá như mọi năm phục vụ người tiêu dùng. Giá bưởi tạo hình dao động từ 300.000 đồng – 1,2 triệu đồng/trái, tùy kích cỡ, loại mẫu”, ông Thành cho hay.

 

Cặp dưa thành phẩm trong năm đầu tiên thực hiện.
Cặp dưa thành phẩm trong năm đầu tiên thực hiện.

Ông Võ Hồng Quốc - thành viên CLB trái cây tạo hình ấp Phú Trí A, người khởi thủy tạo hình thành công đào tiên hình hồ lô cũng sẽ cung cấp thị trường tết hàng trăm trái. Ông cho biết, năm 2017 là năm đầu tiên đưa ra thị trường 300 trái hình hồ lô với giá mỗi trái từ 300 – 500.000 đồng. “Để tạo được hình thì từ khi trái đào còn bằng quả trứng gà bắt đầu cho vào khuôn để “ép” theo hình hồ lô. Sau đó, chăm sóc cẩn thận, tỉ mỉ đến thu hoạch mất gần 6 tháng mới cho ra sản phẩm như ý muốn”, ông Quốc cho biết. Tại tỉnh Vĩnh Long, ông Nguyễn Văn Phúc ở ấp Hưng Lợi, xã Tân Hưng (Bình Tân) cũng đang xuống giống 300 cặp dưa hấu thỏi vàng, tiểu đồng và hồ lô. Ông cho biết, sản phẩm này chủ yếu là giao cho thương lái ở Hà Nội đặt mua. “Hiện nay nhu cầu dưa độc, lạ phục vụ Tết rất lớn, không đủ đáp ứng nhưng không dám làm đại trà với số lượng lớn vì không chăm sóc kỹ sẽ thất hứa với bạn hàng, ông Phúc nói.

Ông Phúc chia sẻ thêm, trồng dưa hấu để cho trái đẹp trưng Tết đã không dễ, làm ra hình thỏi vàng càng khó hơn gấp chục lần. “Để tạo ra hình trái dưa như thỏi vàng với chữ Tài – Lộc rất công phu, đòi hỏi phải kiên trì và đam mê mới làm được”. Ông cho biết, mỗi cặp dưa hình thỏi vàng tại ruộng có giá từ 1,5 đến 3 triệu đồng/cặp, tùy loại. Hiện tại các thương lái ở Hà Nội, TPHCM đã đến tận nhà để đặt hàng.

Còn ông Nguyễn Thanh Liêm ở quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ là một trong những bậc thầy trồng dưa tạo hình ở miền Tây cũng vừa xuống giống được hơn 10 ngày, trồng 300 cặp dưa hấu thỏi vàng phục vụ thị trường Tết nguyên đán. Ông cho hay, năm rồi làm 250 cặp dưa hấu thỏi vàng, bán với giá và 2,5 -  3 triệu đồng/cặp nhưng không đủ hàng bán.

Bỏ nghề mộc làm trái cây độc

 

Sản phẩm dưa hồ lô.
Sản phẩm dưa hồ lô.

Từ bỏ nghề mộc cực khổ chuyển sang làm nông, gần một năm nay người thợ già Nguyễn Hoàng Phúc, 55 tuổi, ngụ quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ được dân địa phương gọi là “người đàn ông lập dị” vì suốt ngày luôn thấy ông ngồi trên ngọn dừa lọ mọ. Bỏ qua những lời đàm tiếu, ông quyết tâm mày mò, nghiên cứu. Trải qua nhiều lần thất bại ông tạo hình thành công trái dừa hồ lô độc đáo với giá trị cao chuẩn bị đón tết Mậu Tuất 2018. “Tình cờ xem một chương trình trên tivi thấy ở Bến Tre người ta làm được trái dừa hồ lô đẹp quá, mà sau vườn nhà cũng có dừa nên tôi nảy ý định làm thử rồi mê hồi nào không hay”, ông Phúc nói. Tuy nhiên, ông cho biết, nói thì dễ nhưng để làm được trái dừa đạt đủ các tiêu chuẩn như: Da đẹp, phần eo đều, không bị nứt,… là cả một quá trình cực khổ. “Qua nhiều lần thất bại, tức mình tôi quyết tâm làm tới khi nào thành công thì thôi” ông Phúc vui vẻ kể về việc “bén duyên” với trái dừa hồ lô.

Theo ông Phúc, để có một trái dừa thành phẩm không dễ dàng. Ban đầu, ông dùng dây kẽm cứng quấn quanh trái dừa để tạo phần eo nhưng ít lâu ra xem thì thấy vòng kẽm rớt xuống đất còn vỏ trái thì bị trầy. Ông tiếp tục chèn vào một đoạn ống nước vào trong vòng kẽm để cải thiện nhưng cũng không ăn thua. Lão nông tay ngang tiếp tục mua vòng inox để tạo eo cho trái dừa nhưng rồi cũng… thất bại.

Không nản lòng, lão nông mạnh dạn đầu tư tiếp bằng cách mua vòng bằng nhôm về quấn quanh trái dừa. Theo ông, nhôm mềm hơn inox nó sẽ có độ dãn nhất định nên khi lớn lên dừa sẽ không bị nứt và da trái đẹp. Quả thật vậy, khi những lứa trái đầu thành công, ông Phúc vui mừng đến quên ăn quên ngủ. Ông kể: “7 – 8 giờ tối, vợ con tôi không thấy tôi ở nhà nên đi kiếm khắp nơi. Lúc đó, trên ngọn dừa tôi rọi đèn pin xuống cho vợ biết tôi trên cây. Vì vui quá ngồi hoài không muốn xuống”.

 

Ông Nguyễn Hoàng Phúc đang kiểm tra dừa hồ lô của mình.
Ông Nguyễn Hoàng Phúc đang kiểm tra dừa hồ lô của mình.

Hiện nay, ông Phúc vừa chào hàng ra thị trường TPHCM và Hà Nội 100 cặp dừa hồ lô đầu tiên với giá bán từ 300 - 400 ngàn đồng/cặp và nhận được rất nhiều đơn đặt hàng trong dịp Tết Nguyên đán. “Dự kiến, sắp tới tôi sẽ cho ra thị trường khoảng 250 cặp dừa. Do hiện nay vườn khá nhỏ chưa đủ đáp ứng thị trường với số lượng lớn. Trong năm tới tôi sẽ mở rộng trồng thêm dừa hoặc thuê vườn của bà con gần đây để làm” - ông Phúc chia sẻ.

Anh Huỳnh Thanh Tâm ở ấp Phú Nhơn, thị trấn Châu Thành (Châu Thành, Bến Tre) là người tạo hình thành công đầu tiên trái dừa hồ lô ở miền Tây cho biết, năm  nay anh sẽ cung cấp ra thị trường khoảng 5.000 - 6.000 trái dừa hình hồ lô, in chữ Phước - Lộc - Thọ. Đồng thời, kết hợp với nhà vườn làm 1.500 – 2.000 trái dừa in chữ Tài - Lộc. Tuy nhiên, năm nay do mưa nhiều đã giảm năng suất, rụng khoảng 30%.

Nói về ý tưởng “biến hóa” ra trái dừa tạo hình, anh Tâm cho biết, từ thời còn ngồi ghế nhà trường đã ấp ủ và tâm đắc khi thấy người Nhật tạo được trái dưa tròn thành vuông. Hơn nữa, các nhà vườn ở Hậu Giang tạo hình từ bưởi năm roi thành hình hồ lô in chữ bán giá bạc triệu. Trong khi, quê anh xứ dừa nổi tiếng khắp cả nước nhưng thường xuyên trong cảnh được mùa mất giá, nông dân vẫn nghèo. Nghĩ là làm, năm 2014 anh bắt đầu thực hiện ý tưởng của mình. Ban đầu, anh dùng lon sữa bò cắt bỏ hai đầu trùm lên trái dừa. Hơn một tháng, trái dừa biến dạng phình to phần đầu không như ý muốn. Tiếp đến, anh thử nghiệm thêm nhiều loại khuôn trên nhiều loại dừa khác nhau. Sau gần 2 năm miệt mài nghiên cứu với cả chục lần thất bại, cuối cùng sản phẩm dừa in hình Tài - Lộc đầu tiên hoàn thiện ra đời vào cuối năm 2015. Tiếng lành đồn xa, sản phẩm dừa tạo hình của Bến Tre được nhiều người biết đến, đưa thương hiệu dừa lên giá trị mới. Trong dịp tết năm 2016, anh sản xuất khoảng 500 trái dừa in chữ “Tài - Lộc” ra thị trường và cháy hàng. Sang năm 2017, anh cung ứng hơn 2.000 trái dừa đạt chất lượng và thị truờng luôn chào đón. “Hiện nay nhu cầu dừa tạo hình phục vụ Tết rất lớn. Nhiều thương lái gọi điện đặt hàng nhưng cung luôn không đủ cầu”, anh Tâm chia sẻ. 

Hòa Hội-Kim Hà/tienphong

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.