Lặng lẽ thị trường Tết Trung thu ở vùng sâu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tết Trung thu đã cận kề, thế nhưng không khí trung thu tại huyện vùng sâu Kông Chro (Gia Lai) vẫn còn rất ảm đạm và tẻ nhạt. Thị trường Trung thu cũng khá nghèo nàn về lượng và đơn sơ về mẫu mã.

Mặc dù chỉ còn ít ngày nữa là tới Tết cổ truyền Trung thu nhưng dạo quanh thị trường đồ chơi phục vụ trẻ em và các sản phẩm bánh trung thu trên địa bàn huyện Kông Chro vẫn còn rất nghèo nàn, đơn điệu. Đến thời điểm này, chỉ một vài quầy hàng trong khu vực chợ Kông Chro bày bán đèn lồng với số lượng khiêm tốn, kích cỡ vừa phải.
 

Bánh Trung thu được bày bán ở chợ Kông Chro có giá từ 5000 đồng đến 15.000 đồng/chiếc. Ảnh: Trần Dung
Bánh Trung thu được bày bán ở chợ Kông Chro có giá từ 5000 đồng đến 15.000 đồng/chiếc. Ảnh: Trần Dung

Về hình thức, chủ yếu vẫn là đèn cầm tay thắp sáng, phát nhạc chạy bằng pin mô phỏng các nhân vật hoạt hình, hình siêu nhân, con rồng, sư tử... với mức giá dao động từ 10.000- 55.000 đồng/chiếc. Ở chợ vùng quê này, phổ biến nhất vẫn là đèn lồng Trung Quốc, còn những đồ chơi Trung thu truyền thống, nhất là những chiếc đèn lồng "made in Việt Nam" thì vẫn vắng bóng. Cô Phạm Thị Bảy- chủ quầy hàng tạp hóa trong chợ Kông Chro cho biết: “Cũng như các năm trước, năm nay tôi cũng nhập về khoảng hơn 100 cái đèn lồng giá rẻ. Tuy nhiên, không năm nào bán hết được. Đến thời điểm này cũng mới bán lai rai được vài cái. Mặc dù các loại đồ chơi giá rẻ nhưng vẫn không có khách mua”.
 

Các sạp hàng bánh kẹo vẫn lặng lẽ chờ người mua. Ảnh: Trần Dung
Các sạp hàng bánh kẹo vẫn lặng lẽ chờ người mua. Ảnh: Trần Dung

Hiện tại, trong khu vực trung tâm của huyện cũng chỉ thưa thớt một vài quầy hàng bán đèn lồng trung thu. Nếu năm ngoái có 7 quầy bán thì năm nay chỉ còn 4 quầy còn duy trì. Còn về các xã thì mặt hàng này khá hiếm hoi. Nhìn chung, thị trường đồ chơi Trung thu tại vùng sâu này ngày càng tẻ nhạt do nghèo nàn về chủng loại và sức mua quá đìu hiu, ảm đạm.

Bên cạnh đồ chơi trẻ em thì thị trường bánh Trung thu năm nay cũng khá lặng lẽ và ở đây không có “hiện tượng” khuyến mãi hay quà biếu. Đến thời điểm này, chất lượng bánh còn thấp và lượng tiêu thụ vẫn rất chậm.

 

Cô Phạm Thị Sâm bên thùng bánh Trung thu vừa được nhập về 3 ngày trước. Ảnh: Trần Dung
Cô Phạm Thị Sâm bên thùng bánh Trung thu vừa được nhập về 3 ngày trước. Ảnh: Trần Dung

Tại khu vực bán bánh kẹo trong chợ Kông Chro, lác đác một vài chủ hàng bố trí riêng một góc trong sạp của mình để bày bán các loại bánh Trung thu giá rẻ. Những chiếc bánh ở đây có giá từ 5.000 - 15.000 đồng/chiếc, với nhiều mẫu mã khác nhau. Chủ yếu lượng bánh Trung thu được nhập từ cơ sở sản xuất bánh Trung thu Tân Phát (Nguyễn Văn Cừ- TP. Pleiku).

Tuy nhiên, đã nhiều ngày qua, không khí mua bán ở đây vẫn rất vắng vẻ. Chị Phạm Thị Sâm (chủ sạp hàng bánh kẹo trong chợ Kông Chro) chia sẻ: “Mặc dù chúng tôi chỉ nhập về các loại bánh Trung thu giá rẻ cho phù hợp với nhu cầu của người dân nghèo nhưng người tiêu dùng vẫn rất thờ ơ. Do kinh tế của người dân nơi đây còn khó khăn nên nhu cầu của họ chỉ muốn mua loại bánh giá rẻ như thế này để vui Trung thu”.

 

Bánh Trung thu tại các đại lý lớn vẫn “kén” người mua. Ảnh: Trần Dung
Bánh Trung thu tại các đại lý lớn vẫn “kén” người mua. Ảnh: Trần Dung

Tại một số đại lý phân phối, cửa hàng tạp hóa lớn bán bánh trung thu trên đường Nguyễn Huệ (thị trấn Kông Chro) cũng xuất hiện rải rác những loại bánh đắt tiền có kiểu dáng hộp bắt mắt như Kinh Đô, Bibica, Hữu Nghị… Tuy nhiên, lượng khách hàng cũng thưa thớt không kém. Vân Nghĩa (số 255- Nguyễn Huệ) là đại lý lớn nhất khu vực thị trấn Kông Chro nhưng hàng hóa trung thu năm nay cũng khá “khiêm tốn”. “Đại lý của mình không lấy hàng lớn vì sức mua của dân ở đây kém. Bánh Trung thu dao động từ 10.000 đồng/chiếc tới 300.000 đồng/hộp. Những ngày qua đại lý chỉ tiêu thụ được một lượng nhỏ bánh cho các cơ quan. Hy vọng những ngày cận Tết Trung thu sẽ có đông khách mua hơn”. Chị Huỳnh Thị Vân- chủ đại lý cho biết.

Trần Dung

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.