Lan tỏa văn hóa đọc cùng dự án “Thư viện mùa xuân”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)-  “Thư viện mùa xuân” là một dự án cộng đồng nhằm lan tỏa văn hóa đọc đến với thiếu nhi. Dự án đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa tại tỉnh Gia Lai như: công trình “Sân chơi cho em”, tủ sách cầu vồng, trải nghiệm đọc sách…

Dự án “Thư viện mùa xuân” do anh Phạm Thanh Tuấn-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên xã hội Bồ Công Anh (tỉnh Đắk Lắk) sáng lập vào tháng 6-2022.

Ngày 28-9, Dự án “Thư viện mùa xuân”, nhóm thiện nguyện Kết nối yêu thương phối hợp với Huyện Đoàn Đak Pơ xây dựng công trình “Sân chơi cho em” và tặng “Tủ sách cầu vồng” cho Trường Tiểu học và THCS Đào Duy Từ (xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ).

img-9165-8615.jpeg
Các em học sinh Trường Tiểu học và THCS Đào Duy Từ (xã Yang Bắc) chăm chú đọc sách. Ảnh: T.N

Từ nguồn kinh phí 30 triệu đồng, các thành viên của dự án đã mua sắt thép, lốp xe, màu vẽ để tạo ra các trò chơi liên hoàn như: bậc nhảy, cầu trượt, xích đu, bập bênh, cầu ziczăc. Đoàn viên, thanh niên xã Yang Bắc hỗ trợ việc lắp đặt cụm trò chơi trong khuôn viên trường học. Mỗi trò chơi đều được sơn vẽ màu sắc bắt mắt với hình ảnh cầu vồng, trái tim, mặt trời…

Ngoài ra, Dự án còn trao tặng 1 “Tủ sách cầu vồng” gồm giá sách và 100 cuốn truyện thiếu nhi cho thư viện nhà trường. Các học sinh được trải nghiệm nhiều hoạt động bổ ích như: đọc sách và viết cảm nhận, chơi cờ vua, vẽ tranh, lắp ráp lego, trải nghiệm làm kính vạn hoa và xem phim hoạt hình Đoraemon.

img-9158-116.jpeg
Học sinh trường Tiểu học và THCS Đào Duy Từ trải nghiệm các trò chơi liên hoàn. Ảnh: T.N

Em Đinh Thị Nương (lớp 5A, Trường Tiểu học và THCS Đào Duy Từ) bày tỏ: “Em và các bạn đã trải nghiệm chuỗi hoạt động ý nghĩa, vừa được đọc sách, xem phim vừa được vui chơi. Em rất vui và mong có nhiều hoạt động hấp dẫn như vậy được tổ chức tại trường”.

Thầy Hoàng Quốc Phong-Tổng phụ trách Đội Trường Tiểu học và THCS Đào Duy Từ cho hay: “Trường có 596 học sinh, 99% là học sinh dân tộc thiểu số. Trường nằm ở địa bàn khó khăn nên không có nhiều trò chơi để các em trải nghiệm. Công trình vui chơi, tủ sách cầu vồng do dự án trao tặng giúp nhà trường có thêm điều kiện để giáo dục các em”.

Trước đó, Dự án “Thư viện mùa xuân” đã đến với các em thiếu nhi thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh). Dưới tán cây xanh rợp bóng mát tại công viên, hơn 150 thiếu nhi chăm chú đọc sách cạnh chiếc xe tải màu vàng được trang trí rực rỡ sắc màu với tên gọi “Thư viện mùa xuân”. Dưới sự hướng dẫn của đoàn viên, thanh niên, mỗi em tự chọn cho mình một cuốn sách ưng ý nhất rồi tập trung ngồi đọc.

1e20c685a6e597bfa68a43dcc10d2ad9-4709.jpeg
Anh Phạm Thanh Tuấn (bìa phải) hướng dẫn các em lựa chọn sách đọc. Ảnh: M.N

Vừa đọc xong cuốn sách “Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên”, em Rơ Châm H’Khưn (lớp 5, Trường Tiểu học thị trấn Phú Hòa) xin một tờ giấy đã được Ban tổ chức chuẩn bị sẵn để viết cảm nhận của mình về cuốn sách rồi đem nộp. H’Khưn chia sẻ: “Chiếc xe được trang trí màu sắc rất đẹp, trên xe có sách và đồ chơi. Việc viết cảm nhận sau khi đọc sách giúp em ghi nhớ nội dung cuốn sách lâu hơn”.

Sau khi đọc xong sách và viết cảm nhận, mỗi thiếu nhi được nhận một phần quà tự chọn từ chiếc xe “Thư viện mùa xuân”, đó là bộ dụng cụ học tập, đồ chơi, cuốn truyện tranh. Bên cạnh đó, các em còn được trải nghiệm nhiều hoạt động bổ ích như: chơi cờ vua, vẽ tranh, lắp ráp lego, trải nghiệm làm kính vạn hoa…

Dự án “Thư viện mùa xuân” còn trao tặng 1 Tủ sách cầu vồng cho Đoàn thị trấn Phú Hòa để đáp ứng nhu cầu đọc của thiếu nhi ở địa phương. Anh Nguyễn Đức Quỳnh-Phó Bí thư Huyện Đoàn Chư Păh cho biết: “Dự án “Thư viện mùa xuân” rất hay và ý nghĩa. Điểm khác biệt của dự án này là việc tạo không gian mở để các em đọc sách và vui chơi. Việc viết cảm nhận về cuốn sách, Ban tổ chức biết được các em có đọc sách hay không. Những phần quà nhỏ cũng góp phần động viên, khuyến khích các em đọc sách”.

271aef031670c73c44f514b22b57cf73-191.jpeg
Các em thiếu nhi thị trấn Phú Hòa viết cảm nhận sau khi đọc sách. Ảnh: M.N

Đây là 2 trong 10 địa điểm trên địa bàn tỉnh Gia Lai mà Dự án “Thư viện mùa xuân” đã đến và tổ chức những hoạt động ý nghĩa. Trước khi tổ chức chương trình, các thành viên của dự án sẽ đăng tải hình ảnh, nhu cầu của thiếu nhi ở từng điểm đến để vận động quà tặng như: sách truyện, gấu bông, đồ chơi… với quan điểm “kết nối yêu thương từ cộng đồng, lấy ở nơi thừa đưa tới nơi thiếu”. Các thành viên Dự án “Thư viện mùa xuân” chủ động kết nối cùng nhà trường, đoàn viên thanh niên ở địa phương để huy động được đông đủ thiếu nhi tham gia.

Hầu hết các hoạt động trải nghiệm đọc sách đều được dự án tổ chức ở những không gian rộng rãi, giúp học sinh hào hứng với việc đọc sách. Tất cả các cuốn sách đều có điểm chung là chữ ít và nhiều hình ảnh minh họa để các em thiếu nhi dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp nhận thông tin.

img-9161-380.jpeg
Các em thiếu nhi huyện Chư Păh chơi trò ô ăn quan. Ảnh: M.N

Khởi động từ tháng 6-2022, đến nay, Dự án đã tổ chức hơn 100 chương trình trải nghiệm: đọc sách, vẽ tranh, xem phim; trao tặng hơn 15.000 cuốn sách đến 68 trường học tại các tỉnh: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đăk Nông. Tại tỉnh Gia Lai, dự án đã thực hiện hoạt động tại các huyện: Đak Đoa, Chư Păh, Đak Pơ, Chư Pưh.

Anh Phạm Thanh Tuấn-người sáng lập dự án “Thư viện mùa xuân” chia sẻ: Tôi là người thích đọc sách và mong muốn truyền cảm hứng đọc sách tới mọi người. Trong mỗi chương trình, dự án chú trọng việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm, đọc sách và viết cảm nhận... để giúp các em tự giác, hứng thú với việc đọc chứ không phải là ép buộc. Với thông điệp “Mở trang sách-Mở ước mơ”, dự án mong muốn lan tỏa văn hóa đọc, giúp các em hình thành thói quen đọc sách mọi lúc, mọi nơi.

Có thể bạn quan tâm

Biến đá cuội thành dụng cụ dạy học trực quan

Biến đá cuội thành dụng cụ dạy học trực quan

(GLO)- Mỗi năm một lần, Trường Mầm non Hương Sen (thôn 1, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) lại phát động phong trào tự làm đồ chơi, đồ dùng dạy học. Dưới bàn tay khéo léo của các cô giáo, những viên đá cuội vô tri đã trở thành những dụng cụ dạy học trực quan đầy màu sắc.

Em Nguyễn Lê Gia Huy (bìa phải, học sinh Trường THPT Phan Bội Châu, TP. Pleiku) cùng bạn học tập, làm việc nhóm tại một quán cà phê. Ảnh: H.B

Xu hướng kinh doanh “cafe work”

(GLO)- Bám sát xu hướng làm việc, học tập của khách hàng, nhiều quán cà phê tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã tiếp cận mô hình kinh doanh “cafe work”, tích hợp giữa yếu tố tiện ích dịch vụ và không gian phù hợp với nhu cầu, nhịp sống hiện đại.

Tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025: Không giới hạn số tổ hợp xét tuyển ngành Giáo dục Mầm non

Tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025: Không giới hạn số tổ hợp xét tuyển ngành Giáo dục Mầm non

(GLO)- Tại Thông tư số 06/2025/TT-BGDĐT ngày 19-3-2025 sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo không giới hạn số tổ hợp xét tuyển để bảo đảm cơ hội trúng tuyển cho học sinh đến từ các vùng, miền khác nhau.

Chọn ngành “hot” hay theo sở thích?

Chọn ngành “hot” hay theo sở thích?

(GLO)- Thời gian gần đây, công tác giáo dục hướng nghiệp được mọi người rất quan tâm. Việc trang bị kiến thức, hình thành năng lực định hướng nghề nghiệp được tiến hành từ giai đoạn phổ thông. Tuy nhiên, nhiều học sinh băn khoăn trước việc chọn ngành “hot” hay theo sở thích?

Người trẻ làm gì ở quán cà phê?

Người trẻ làm gì ở quán cà phê?

Không chỉ là điểm hẹn cho những cuộc trò chuyện, với một bộ phận bạn trẻ ở TPHCM, quán cà phê cũng như văn phòng làm việc, học nhóm… Thậm chí, có cả nhóm thanh niên chỉ hết ngồi lại nằm ở quán cà phê cho hết ngày.

Nhờ tinh thần tự học cao và niềm đam mê đặc biệt với môn Hóa học, Quang đã trở thành học sinh trường huyện duy nhất trong tỉnh đạt giải tại kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia. Ảnh: Vũ Chi

Nguyễn Trần Quang: Cậu học trò đam mê Hóa học

(GLO)- Nguyễn Trần Quang-học sinh lớp 12A3, Trường THPT Lê Thánh Tông (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) là học sinh giỏi toàn diện suốt 12 năm học. Em cũng là học sinh trường huyện duy nhất trong tỉnh đạt giải tại kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia vừa qua với môn hóa học.