Lẩn mẩn trước Ngày thơ Việt

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Vẫn Ngày thơ Việt Nam như lệ vào Rằm tháng Giêng 20 năm trước (hoãn mất 3 năm vì CoVid), nhưng lần này Ngày thơ Việt tại địa điểm mới Hoàng thành Thăng Long xuyên suốt ngày sang đêm rằm Nguyên Tiêu Quý Mão.

Lẩn thẩn nhớ trước có cả tháng, được dự ké cuộc bàn thảo của Hội Nhà Văn Việt Nam và Sở Văn hóa Hà Nội việc tổ chức Ngày thơ Việt Nam lần đầu vào năm Quý Mùi (2003) diễn ra tại Miếu Văn. Lại vinh dự được thi thoảng nghiêng cái chai La Vie đựng thứ quốc lủi Trương Xá cho nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đương miệt mài tô chữ THƠ lên cái lá cờ thơ huyền thoại được kéo lên suốt mười mấy lần Hội.

Nhớ thêm Ngày Thơ lần 2 từng sôi nổi chuẩn bị kế hoạch cho 50 cô gái đất Tràng An buộc thơ dưới bóng bay rồi thả thơ nhưng không thực hiện được. Nhiều lắm những xì xào, tán bàn này khác. Những đã non 20 năm cùng xôm tụ và êm thuận diễn ra Ngày thơ Việt!

Lẩn mẩn trước Ngày thơ Việt ảnh 1

Đạo diễn Lê Quý Dương

Quý Mùi (2003) đến Quý Mão (2023), Ngày thơ Việt đã có một cuộc cách mạng! Chả biết có phải y phục xứng kỳ đức không mà chính thể đã ưu ái cho tổ chức hoành tráng ngay tại Hoàng thành Thăng Long!

Thể nào mà chả có những bần thần khi liên tưởng đến cái không gian ấm áp của vuông sân hẹp nhà Thái Học Miếu Văn từng xôm tụ quen thuộc những sự kiện chính của Ngày thơ Việt và nay là không gian bao la của Đoan Môn Hoàng thành? Liệu có loãng, có chuỗi đi một sự kiện văn hóa Việt thành nếp lâu nay?

Trọng trách được trao đặt cho Hội Nhà văn Việt Nam và Tổng đạo diễn - nhà thơ, đạo diễn Lê Quý Dương.

Cái hên Nguyên Tiêu dường như rơi vào tân Chủ tịch Hội Nguyễn Quang Thiều? Một phù thủy Nguyễn Quang Thiều trong chữ/ngữ nghĩa. Lại sở hữu thêm những mới mẻ ma mị màu sắc hình khối trong hội họa nữa.

Như thứ huyền vi nào đó đã sắp đặt, làm nên cái duyên cho Chủ tịch Nguyễn Quang Thiều gặp được thứ cũng tầm cỡ phù thủy trong đạo diễn sân khấu, lễ hội. Ấy là đạo diễn Lê Quý Dương.

Hình như đã quá nhiều giấy mực về tay phù thủy đạo diễn tuổi Thân (sinh 1968) từng chủ trì đạo diễn hơn năm chục Lễ hội. Nào là lão này có hẳn một Trung tâm đào tạo làm nghề hoành tráng cùng gia tài tầm cỡ… Nghề đạo diễn. Lại là đạo diễn lễ hội, dường như là cái nghề hình như khó xếp vào hạng bậc của ngạch ăn lương làm công? Tóm lại là việc của người giời. Với điều kiện cùng góc nhìn hạn hẹp, tôi cũng đã mang máng cảm nhận được cái chất phù thủy của Lê Quý Dương qua 2 sự kiện. Một là Lễ hội 990 năm Danh xưng Thanh Hóa. Hai là Lễ hội 200 năm sinh thi sĩ Nguyễn Đình Chiểu!

Khí chất vùng đất xứ Thanh, nhưng là chủ đạo là ưu thế, nói như thế nào nhỉ, là hơi bị gàn quải, ngang ngạnh. Nhưng chính khí chất ấy đã bầu nên đã tạo dựng nên tính cách phẩm chất dân của một vùng một xứ Thanh Hoa gần ngàn năm trước. Những tao loạn, những đổi thay thời thế, cái Thế Đất Lòng Người cứ trụ bền làm phên dậu làm thế căn bản cho Đại Việt. Vị vua kiêm thi sĩ Trần Nhân Tông từng nhắc nhở Hoan Diễn do tồn thập vạn binh… Đạo diễn Lê Quý Dương có thể tài năng, có thể tinh quái đã chớp đã tóm lấy thứ gàn quải ngang ngạnh và thăng hoa thứ căn bản ấy lên bằng âm thanh ánh sáng bằng vô khối thứ “âm binh”…

Lẩn mẩn trước Ngày thơ Việt ảnh 2

Một góc không gian Ngày Thơ Việt Nam 2023

Rồi đến cuộc lễ trọng 200 năm sinh Cụ Đồ Chiểu. Tài văn thơ. Điểm nhấn Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Lục Vân Tiên… Ngọn cờ đầu của văn học yêu nước ở Nam Bộ vv… Thì đã đành! Nhưng cảo thơm, lật giở lại sử cùng cảm (xin nhấn mạnh cảm sử) sau đó để triệu hồi được một quá vãng sử Việt có mật độ xôm tụ những tấm gương hy sinh quên mình vì nghĩa lớn, vì sự tồn vong dân tộc. Thế rồi cái tài khéo trưng dẫn cùng sắp đặt, trích đoạn của đạo diễn cùng hiệu ứng phò trợ của âm thanh của đồ họa 3D, những đèn LED… đã toát yếu, đã thăng hoa chất bi cùng cái hùng của thân thế của thời cụ Đồ Chiểu. Của những tiềm ẩn tính cách người Việt mở cõi phương Nam. Của ca sáu câu cùng đờn ca tài tử vv… Tất thảy hợp nên một không gian ma mị trì níu người coi suốt mấy giờ.

Bữa họp báo về Ngày thơ diễn ra áp Tết con Mão, Lê Quý Dương, trước cái micro lánh ra một góc khuất, chất giọng nhỏ nhẹ khiêm cung "Ưu điểm của Hoàng thành Thăng Long là một không gian lý tưởng để xây dựng một cõi thơ ở trong đấy vì vừa có bề dày lịch sử, vừa có truyền thống và đặc biệt về mặt dàn dựng nó có một không gian rất đẹp. Tôi hy vọng rằng lễ hội thơ năm nay sẽ là một lễ hội rất ấn tượng, độc đáo”.

Nhưng chất khiêm cung đã thoắt thành tầng nấc khác “Đặc biệt có người vừa định hướng, dẫn dắt với tràn đầy khát vọng trong đó. Đấy chính là nhà thơ Nguyễn Quang Thiều. Tôi tiếp theo ngọn lửa của anh và chúng tôi đã đang và sẽ đồng hành với anh để có thể có được những ngày thật là ấn tượng và thật là thú vị".

Thiên thời địa lợi. Lần đầu tiên Ngày thơ Việt được trên ưu ái cho tổ chức ở một địa điểm danh tiếng. Thôi thì nhị vị (ông Thiều, ông Dương) cùng Ban tổ chức bày biện gì thì tùy. Nhưng xin nhớ cho vị trí Đoan Môn rất quan trọng trong các hoạt động mang tính nghi lễ của Hoàng Thành Thăng Long. Giữa Đoan Môn và Điện Kính Thiên là Long Trì (Sân Rồng) còn gọi là Đan Trì). Khoảng không gian văn hóa tâm linh quan trọng của Cấm Thành, nơi cử hành các nghi lễ chính trị và tôn giáo thiêng liêng suốt các thời Lý Trần Lê.

Ứng sao cho xứng là áp lực là thử thách.

Lướt qua Cổng thơ, sải bước trên Đường thơ, ngó quanh quất hai bên. Kịch bản sẽ là hình ảnh của 100 câu thơ nổi trội của thi ca Việt Nam được thể hiện trên giấy dó tạo hình thành những chiếc quạt - cánh bướm.

Cuối đường thơ, đụng người đẹp Thu Huệ, Phó Chủ tịch Hội nhà văn đương kim Giám đốc Bảo tàng Hội. Nhắc lại kỷ niệm năm xa, Thu Huệ rinh ở đâu về cành lê khá uẩn súc trưng ở sân nhà Thái Học Ngày thơ Việt. Thu Huệ cười, rồi sẽ có lê có mai cho các ông thưởng. Nhưng năm nay có thứ mới đây…

Thứ mới là cuối đường Thơ sẽ có không gian ký ức. Nhà ký ức, nơi trưng bày các hiện vật đặc biệt của nhiều thi nhân qua nhiều thời kỳ của văn học Việt Nam do Bảo tàng Văn học Việt Nam trích xuất từ kho Quảng Bá rinh xuống đây.Với ý đồ để công chúng gặp lại hình ảnh của các nhà thơ nổi tiếng phong trào Thơ Mới đến thơ kháng chiến chống Pháp như: Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên, Huy Cận, Xuân Diệu, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Chính Hữu… qua giọng đọc của các nhà thơ từ kho tư liệu của Bảo tàng Văn học Việt Nam.

Tôi lang thang hồi lâu trước vị trí trung tâm, trước cửa Đoan Môn có cái sân khấu diện tích khoảng 350m2 (trong đó có 100m2 sàn bằng kính) được gọi là đàn thơ - nơi sẽ diễn ra Đêm thơ Nguyên tiêu.

Theo kịch bản, từ trên tường thành sẽ có hai tấm pano lớn được thả xuống. Trên mỗi tấm pano chép bài thơ Thần của Lý Thường Kiệt và bài thơ "Nguyên tiêu" của Chủ tịch Hồ Chí Minh (chi tiết này hoành tráng hơn Ngày thơ lần thứ ba được tổ chức 8 giờ 30 phút sáng ngày 24 tháng 1 năm 2005 tại Văn Miếu với giọng đọc mở đầu Nam quốc sơn hàNguyên tiêu.

Sân khấu trung tâm trước cổng Đoan Môn. Nơi đây tối Rằm bắt đầu từ 19 giờ là chương trình nghệ thuật chính của ngày thơ Việt.

Khác những lần tổ chức trước tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, chia ra hai sân thơ hình như có tên già và trẻ. Năm nay chỉ có một sân thơ duy nhất dành cho các nhà thơ mọi thế hệ. Sẽ có 21 bài thơ/tác giả thơ xuất hiện trong chương trình, tương đương với con số Ngày thơ Việt Nam lần thứ 21.

Tò mò ngó đám thợ đang hoàn tất nút buộc, hàn cuối cùng trên những khung thép, khung mạ hiện đại của sân khấu đêm thơ. Cứ như đạo diễn Lê Quý Dương “nó như một bộ xương sống khỏe khoắn cho toàn bộ cõi thơ” Còn ông Chủ tịch Nguyễn Quang Thiều thì dền dứ từ bữa họp báo "Các bạn sẽ thấy đó là một không gian rất ấn tượng, rất lạ đối với chúng ta. Vừa toát lên được tinh thần của ngày thơ rất lãng mạn, rất thánh thiện, rất thăng hoa nhưng đồng thời cũng ẩn chứa trong đó những thông điệp. Thơ sẽ không phải chỉ có thầm lặng ở trong cuộc sống, thơ phải trở thành một nguồn năng lượng mới”.

Song song với Đường thơ, mạn phía phố Nguyễn Tri Phương, là đường sách, với khoảng 40 ki-ốt dành cho các NXB, công ty văn hóa, phát hành sách tấp nập chuyển sách đến bán. Chả biết có chiếm thời gian và moi hầu bao của du khách dự xuyên đêm ngày Thơ được bao năm khi khách phải chi dùng thời giờ cho cuộc tọa đàm“Thơ hiện nay với hôm nay”, với sự tham gia các nhà thơ nhiều thế hệ. Rồi còn bao cuộc giao lưu gặp gỡ.

Và nữa có mà ối nơi ngồi cho tầm cỡ những họa sĩ kiêm văn sĩ như Trần Nhương -Trần Ham vui tốc hoạ như bao năm ở Miếu Văn.

Thôi nào. Mọi sự đã sẵn! Sáng Rằm lên đường xuyên đêm ở Hoàng thành nhá!

Link bài gốc: https://tienphong.vn/lan-man-truoc-ngay-tho-viet-post1507482.tpo

Có thể bạn quan tâm

Nhà nổi ở Trường Sa

Nhà nổi ở Trường Sa

Nhiều ngư dân câu mực ở Quảng Ngãi, Quảng Nam kể lại, năm 1998 đã đi bạn trên tàu câu mực ở thành phố Đà Nẵng. Từ năm 2000 đến nay, nghề câu mực ở Đà Nẵng giảm dần nên ngư dân về quê đóng tàu và bắt đầu những chuyến đi dài ngày ròng rã và tàu cập vào hoặc đi qua hầu hết các đảo Sơn Ca, An Bang, Nam Yết, Trường Sa Lớn, Gạc Ma,…
Trà măng, đừng đánh mất!

Trà măng, đừng đánh mất!

Tác giả Lục Vũ từ thế kỷ 8 có miêu tả loại trà quý nhất là trà măng trong tác phẩm Trà Kinh. Trong số 34/63 tỉnh thành Việt Nam sở hữu cây trà, đến nay Lai Châu và Hà Giang phát hiện trà măng - một niềm tự hào của ngành trà Việt.
Trần Thị Bích Ngọc: Sâu đậm tình yêu văn hóa Bahnar

Trần Thị Bích Ngọc: Sâu đậm tình yêu văn hóa Bahnar

(GLO)- Chiều muộn, lại bận một số việc nhà nhưng thấy chị Trần Thị Bích Ngọc-công chức Văn hóa-Xã hội xã Kông Lơng Khơng (huyện Kbang) ghé thăm, già Đinh Bi vui lắm. Già đã quá quen với cái dáng bé nhỏ thân thuộc của chị, với những lần đến nhà hỏi han, động viên. Vừa chăm chú đan gùi, già vừa gật đầu khi nghe lời nhắn nhủ: “Chú nhớ trong năm nay ráng truyền dạy thành công nghề đan lát cho 1 người trẻ trong làng chú nhé!”.
Phía sau hoa hồng

Phía sau hoa hồng

Những bông hoa hồng và những lời chúc tụng tràn ngập trên mạng xã hội cũng như ngoài đời thật trong ngày 8/3. Nhưng phía sau đó, sự bất bình đẳng giới vẫn tồn tại.
Trồng dâu tây trên đỉnh Đăk Chum I

Trồng dâu tây trên đỉnh Đăk Chum I

Trời ngả về chiều. Trong lớp sương mù bảng lảng bay trên đỉnh đồi làng Đăk Chum I (xã Tu Mơ Rông, huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum), vợ chồng anh Nguyễn Thanh Tuấn (47 tuổi) và chị Nguyễn Thị Hạnh Nguyên (46 tuổi) cùng gần chục người khác đang miệt mài chăm sóc vườn dâu tây. Những luống dâu xanh mướt với quả đỏ mọng trải dài trên đỉnh đồi Đăk Chum I là hướng đi mới, tạo thêm nhiều việc làm cho người dân địa phương.
Những “bông hồng thép”

Những “bông hồng thép”

Tại Lữ đoàn Đặc công 126, Quân chủng Hải quân, có những người phụ nữ dù công việc chính hàng ngày là nhân viên văn thư, nấu ăn, hay quân y thì họ vẫn thường xuyên luyện tập trong môi trường khắc nghiệt với quyết tâm rất cao để trau dồi, nâng cao ý chí, sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành mọi nhiệm vụ khó khăn được giao như bao cán bộ, chiến sĩ nam tại đơn vị. Không chỉ mạnh mẽ, can trường mà những “bóng hồng” ở đơn vị đặc biệt này còn vô cùng duyên dáng, đảm việc nước, giỏi việc nhà.
Biên cương thao thức

Biên cương thao thức

Trong sự trầm mặc của núi đồi, giữa đại ngàn biên cương, nơi chỉ nghe nói thôi, người ta đã nghĩ đến xa xôi, hoang vắng, có những con người vẫn luôn thao thức vì sự bình yên của quê hương, đất nước.
Gập ghềnh phận mồ côi

Gập ghềnh phận mồ côi

(GLO)- Ai cũng mong muốn có một mái ấm gia đình, song trước sóng gió cuộc đời, nhiều em nhỏ ở xã Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) phút chốc trở thành mồ côi. Thiếu vắng tình thương của cả cha mẹ, tương lai của các em bỗng hóa gập ghềnh.
“Cõng” phim về làng

“Cõng” phim về làng

(GLO)- Giữa sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, những “người lính” trên mặt trận văn hóa nghệ thuật vẫn thầm lặng đến từng buôn làng vùng sâu, vùng xa chiếu phim phục vụ người dân. Họ là những thành viên của Đội chiếu phim lưu động thuộc Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San (tỉnh Gia Lai).
Người Xơ Đăng đồng lòng bảo vệ “Quốc bảo”

Người Xơ Đăng đồng lòng bảo vệ “Quốc bảo”

Bao năm nay, người Xơ Đăng ở Tu Mơ Rông (Kon Tum) đã cung cấp hàng trăm tin báo để chính quyền vào cuộc ngăn chặn và chống việc lợi dụng “Quốc bảo”- sâm Ngọc Linh để trục lợi. Nhờ đó, nguồn gene thuần chủng được bảo tồn và “chiêu bài” lợi dụng thương hiệu sâm để trục lợi bị phanh phui.