Lan man chuyện... dép Lào

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Lần đầu tiên tôi xuất ngoại mà không cần hộ chiếu là đi Lào, vào trung tuần tháng 4-1988. Khi đó, tôi tham gia đoàn công tác của lãnh đạo tỉnh Gia Lai-Kon Tum thăm và làm việc với 2 tỉnh bạn là Attapeu (Lào), Ratanakiri (Campuchia) tại thị xã Attapeu (Lào), do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Sỹ làm trưởng đoàn. Hay tin, nhiều người quen nhờ tôi một việc: Mua hộ dép Lào.

Thời ấy, dép Lào là thứ hàng hiếm, không dễ gì ai sở hữu. Tại thị trường trong nước nói chung và Pleiku nói riêng, dép Lào là mặt hàng khá đắt tiền nếu là hàng thật. Diện áo sơ mi, quần ka ki cùng đôi dép Lào là model của cán bộ, nhân viên khi ấy mỗi lần đi làm việc, họp hành, cưới hỏi, tiệc tùng... Ở Văn phòng Tỉnh ủy chúng tôi hồi đó, với anh P.Đ.T, đôi dép Lào là vật bất ly thân. Sau mỗi lần ra đường về, anh đều kỳ cọ bằng xà phòng, nhẹ nhàng, cẩn thận, như sợ... đau dép vậy, xong anh dùng vải sạch lau khô, để lên thanh gỗ dưới gầm giường. Anh thường nói với đám trẻ chúng tôi rằng vật bền do người, vì thế đôi dép của anh tính ra cả 4, 5 năm sử dụng mà vẫn như mới nguyên.


 

Ảnh mang tính minh họa
Ảnh mang tính minh họa

Lại nói về chuyến xuất ngoại của chúng tôi. Ấy là vào những năm 80 của thế kỷ trước, được sự cho phép của Đảng và Chính phủ các nước có đường biên giới chung như Campuchia-Lào-Việt Nam, hàng năm, các tỉnh có đường biên giới chung phối hợp đăng cai tổ chức các cuộc gặp và làm việc cùng nhau, thống nhất ký kết văn bản nhằm thực hiện một số nhiệm vụ trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, tăng cường sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên tuyến biên giới. Chuyến thăm và làm việc với 2 tỉnh bạn tại Attapeu của lãnh đạo tỉnh Gia Lai-Kon Tum khi ấy không ngoài mục đích trên.

Dù những người lãnh đạo của 3 đoàn vốn đã quen biết, thân thiết nhau như người một nhà, nhưng khi đi vào làm việc lại rất nguyên tắc, đúng theo nghi thức ngoại giao, có kế hoạch, nội dung, thời gian, giờ giấc làm việc, hội đàm, ăn nghỉ... chi tiết. Với vai trò là thư ký riêng của Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai-Kon Tum, tôi được lãnh đạo cả 3 đoàn thống nhất giao nhiệm vụ dự thảo văn bản ký kết chung. Đây là công việc vô cùng khó khăn, không phải là vì nội dung của văn bản mà bởi ngôn ngữ, văn phong, bởi mỗi dân tộc có cách nói và viết không đồng nhất. Văn bản được dịch ra tiếng Campuchia và Lào, nhóm thư ký chúng tôi (gồm cả thư ký của các đoàn bạn) cùng nhau thảo luận, sửa chữa, tổng hợp và đưa về các đoàn thảo luận tiếp, cuối cùng mới đi đến thống nhất rồi đưa ra hội đàm chính thức để các bên cùng ký cam kết. Vùi đầu vào công việc gần như cả 2 ngày đêm, ngoài việc tham gia ghi chép, làm biên bản ở các cuộc hội đàm chung và làm việc riêng của đoàn, chúng tôi phải vật lộn với cái văn bản được coi là quan trọng bậc nhất của cuộc gặp và hội đàm lần ấy. Vì vậy tôi quên bẵng chuyện... dép Lào.

Đêm cuối cùng trên đất bạn, nhóm thư ký chúng tôi cùng các phiên dịch viên gần như thức trắng. Tờ mờ sáng, Lan-cô thư ký của đoàn bạn Attapeu (cô học ở Việt Nam nên lấy tên Lan) đưa tôi đi... mua dép Lào theo đề nghị của tôi. Một vài bà con tiểu thương ở chợ Attapeu uể oải sau giấc ngủ chưa đẫy có vẻ không hài lòng khi chúng tôi tỏ ý muốn mua hàng vào sáng tinh mơ, nhưng rồi sau khi nghe Lan giải thích “lý do chính đáng”, họ rất tận tình và vui vẻ gom hàng cho chúng tôi. Thế là chẳng bao lâu, mấy bao tải dép Lào đã đầy ắp.

Nói là dép Lào, nhưng theo giải thích của Lan thì nó được sản xuất từ Thái Lan, chất lượng tuyệt hảo (không biết vì sao mà người Việt cũng như người Lào lại gọi là... dép Lào?). Thời ấy, biên giới Lào-Thái Lan chưa được thông thương, các loại hàng hóa của Thái và Việt Nam tại các chợ của Lào còn rất hiếm. Không chỉ người Việt mà với bà con người Lào, dép Lào cũng là thứ hàng được ưa thích. Thời ấy, cán bộ, nhân viên, người lao động phi nông nghiệp của Attapeu cũng rất sính dép Lào. Dép Lào vừa bền, đẹp, phù hợp với nhiều người, cả nam lẫn nữ... Trên xe trở lại nhà khách, những câu chuyện không đầu không cuối chẳng thể làm tôi sao nhãng sự hình dung về những gương mặt bạn bè ở nhà rạng rỡ, vui mừng đến nhường nào khi họ được sở hữu một đôi dép Lào chính gốc Thái Lan từ tay tôi trao cho...

Thị trường giày dép ngày nay rất đa dạng, phong phú về chủng loại và mẫu mã, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng thời 4.0. Vậy nhưng dép Lào vẫn là thương hiệu có tầm quốc tế, là sự lựa chọn của nhiều người trên khắp hành tinh, cho dù mẫu mã không hề thay đổi suốt mấy thập kỷ qua. Ngành sản xuất công nghiệp nhẹ nước ta thời kỳ đổi mới đã phát triển khá, song để làm ra được một sản phẩm có tầm như... dép Lào e không hề dễ!

Đoàn Minh Phụng

Có thể bạn quan tâm

Quang cảnh hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Dự án 8 tại huyện Ia Pa. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8

(GLO)- Sáng 10-12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021-2024.

Ảnh: Đ.M.P

Sró một thời...

(GLO)- Từ trung tâm huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đi chừng 30 km là đến xã Sró. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều lần trong các chuyến công tác, tôi đã qua lại nơi đây. Kỷ niệm thì nhiều, nhưng tôi nhớ nhất là hồi chú Trần Quốc Bảo làm Bí thư Huyện ủy.

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 783/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ do nhà nước đầu tư, quản lý thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Tặng 600 chiếc áo ấm cho thiếu nhi xã Đak Sơ Mei

Tặng 600 chiếc áo ấm cho thiếu nhi xã Đak Sơ Mei

(GLO)- Chiều 6-12, Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky phối hợp cùng Đảng ủy-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Đak Sơ Mei (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Áo ấm chuyền tay” nhằm trao tặng áo ấm cho thiếu nhi trên địa bàn xã.

Quang cảnh hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024 huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: 19/20 chỉ tiêu kinh tế-xã hội đạt và vượt kế hoạch năm 2024

(GLO)- Sáng 6-12, UBND huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Nguyễn Ngọc Ngô chủ trì hội nghị.

Đak Đoa điều chỉnh giảm dự toán vốn thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 4 Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn hơn 300 triệu đồng. Ảnh Hà Duy.

Đak Đoa điều chỉnh vốn sự nghiệp thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững

(GLO)- Hội đồng nhân dân huyện Đak Đoa vừa ban hành Nghị quyết số 26/NQ-HĐND về việc điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp chưa giải ngân hết trong năm 2023 đã được chuyển nguồn sang năm 2024 và điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp năm 2024 thực hiện chương trình MTQG giảm nghèo bền vững (đợt 2).