Nhiều người dân đã đầu tư số tiền lớn mua lan đột biến để kinh doanh. Thế nhưng, thời gian gần đây, thị trường loại cây cảnh này “đóng băng“, khiến không ít người trồng hoa lan đột biến thua lỗ, thậm chí nợ nần, kiệt quệ kinh tế.
Theo Cục Cảnh sát hình sự (C02 - Bộ Công an), thời gian qua nổi cộm vấn đề tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua giao dịch, chuyển nhượng chim cảnh, cây cảnh, lan đột biến… với giao dịch lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Cơ quan điều tra đang tập trung làm rõ có hay không hành vi rửa tiền của anh em trùm than lậu Bùi Hữu Giang và Bùi Hữu Thanh qua hình thức mua bán lan đột biến, các dự án bất động sản, dàn siêu xe...
Bùi Hữu Thanh và Bùi Hữu Giang là hai “đại gia“ lan đột biến điều hành Công ty Đông Bắc Hải Dương được xác định trốn thuế khoảng 24,6 tỉ đồng. Đáng chú ý, người đại diện pháp luật của một số công ty cung cấp hàng hóa cho Công ty Đông Bắc Hải Dương là người lao động (công nhân, thủ kho...) làm việc tại Công ty Đông Bắc Hải Dương.
Mặc dù truyền thông đã nhiều lần cảnh báo tới giới chơi, kinh doanh lan nhưng gần đây vẫn liên tiếp xảy ra các vụ lừa đảo vì mua lan đột biến giả. Đã nhiều người mất trắng tiền tỷ, lâm vào cảnh khốn cùng vì nợ nần, bỏ trốn. Mới đây nhất là vụ lừa đảo người mua lan cả trăm tỷ đồng ở Ứng Hòa, Hà Nội đã thực sự khiến dư luận bàng hoàng.
Công an huyện Ứng Hòa phối hợp lực lượng chức năng Công an TP. Hà Nội khẩn trương xác minh, triệu tập người liên quan để xác minh thông tin chủ vườn lan đột biến ôm tiền bỏ trốn.
Ngày 10.4, trước tình trạng hàng loạt các thương vụ mua bán lan đột biến với tổng giá trị lên tới cả trăm tỉ đồng vừa diễn ra, công an tỉnh Hưng Yên đã đưa ra cảnh báo tới người dân, tránh bị lợi dung vào các chiêu trò lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Những ngày qua, dư luận xôn xao với thương vụ bán một cây hoa lan với tên Ngọc Sơn Cước ở thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh với giá 250 tỉ đồng. Quá bất thường, công an và ngành thuế thị xã Đông Triều đã phải vào cuộc điều tra.
Sau khi clip ghi lại thương vụ mua bán “lan đột biến“ được đăng tải trên mạng xã hội, cán bộ thuế ở Nghệ An đã đến nhà người này để kiểm tra, thu thuế.
99% giao dịch lan đột biến 5 cánh trắng Bảo Duy trị giá 19 tỉ đồng ở Hà Nam là giả. 100% vụ lan var ở Đắk Lắk là giả. Ngành thuế đã chính thức có động thái yêu cầu thu thuế đối với các giao dịch.
Tổng cục Thuế yêu cầu các Cục Thuế triển khai nắm bắt tình hình mua bán “lan đột biến“ trên địa bàn và xử lý quản lý thu thuế theo đúng quy định của pháp luật.
Tổng cục Thuế từng khẳng định rằng tất cả các thương vụ bán lan đột biến lên đến vài tỉ hoặc vài chục tỉ trong năm 2020 đều không xác định được giao dịch hay hợp đồng nên không thể thu được thuế.
Cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk đã xác nhận phi vụ giao dịch lan đột biến ở địa bàn huyện Lắk với giá hơn 31 tỉ đồng lan truyền trên mạng xã hội không có thật.
Theo TS Nguyễn Xuân Trường, Viện trưởng Viện Sinh học nông nghiệp (Học viện Nông nghiệp Việt Nam), lan đột biến nếu ngoài tự nhiên thì cực hiếm vì trong hàng triệu triệu cây mới có một cây. Nhưng dù hiếm thì việc lan đột biến được giao dịch với giá trên trời cũng là việc rất khó hiểu.
(GLO)- Thời gian gần đây, các trang mạng xã hội và một số tờ báo liên tục đưa tin về các cuộc giao dịch lan giả hạc (phi điệp) đột biến lên đến nhiều tỷ đồng. Tại Gia Lai, theo thông tin từ giới chơi lan, gần đây cũng đã có vài cuộc giao dịch lên đến hàng tỷ đồng từ 1 kie (mầm) lan đột biến.
Những người chơi lan đột biến trong một câu lạc bộ lan ở Đà Nẵng vừa quyên góp và tặng Bệnh viện Đà Nẵng 5 máy thở trong cuộc chiến phòng chống dịch Covid-19. Trước đó mấy ngày, một cuộc đấu giá lan đột biến trị giá 11,7 tỷ đồng với danh nghĩa hỗ trợ chống dịch Covid-19 cũng gây xôn xao dư luận.
Lan đột biến không hiếm vì nhân giống, hoặc cấy ghép mô trong phòng thí nghiệm thì 1 tháng sau có cả hàng vạn cây. Nhiều Hội sinh vật cảnh khẳng định giò lan đột biến 83 tỷ đồng là giá ảo.