Nhiều bất cập trong kiểm tra, xử lý hơn 200 dự án chậm tiến độ ở Lâm Đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hơn 200 dự án ngoài ngân sách tại Lâm Đồng chậm tiến độ, thậm chí quá hạn nhưng chưa hoàn thành. Dù tỉnh đã lập đoàn kiểm tra, nhưng công tác rà soát còn lỏng lẻo và thiếu thực tế.

Theo kết quả rà soát, đến cuối năm 2024, toàn tỉnh Lâm Đồng có tới 203 dự án đầu tư ngoài ngân sách đang thi công nhưng hết thời hạn theo quy định mà chưa hoàn thành và đi vào hoạt động.

Trước thực trạng đó, ngày 13/2, UBND tỉnh Lâm Đồng đã thành lập 7 đoàn kiểm tra liên ngành do lãnh đạo các sở, ngành chủ trì, tiến hành kiểm tra 155 dự án. Số còn lại giao cho Sở Tài chính chủ trì, phối hợp cùng các cơ quan liên quan rà soát.

Căn biệt thự tại dự án chậm triển khai ở Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm.
Căn biệt thự tại dự án chậm triển khai ở Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm.

Kết quả, đến nay, việc kiểm tra, rà soát toàn bộ 203 dự án đã cơ bản hoàn tất. Trong số này có 60 dự án đã được xử lý (27 dự án bị chấm dứt hoàn toàn, 3 dự án chấm dứt/ngừng hoạt động một phần, 7 dự án điều chỉnh tiến độ và 23 dự án giao lại các sở ngành tiếp tục rà soát). Còn lại, 108 dự án đang được UBND tỉnh xem xét; 7 dự án thuộc thẩm quyền Ban Quản lý các khu công nghiệp; 8 dự án đang do Thanh tra tỉnh và các đơn vị liên quan xử lý.

Tuy nhiên, theo UBND tỉnh Lâm Đồng, trong quá trình kiểm tra, xử lý các dự án trên, nhiều trưởng đoàn liên ngành không trực tiếp tham gia kiểm tra, giao cho cấp phòng thực hiện, dẫn tới báo cáo thiếu chiều sâu, nhận định chung chung, thậm chí sai lệch thực tế. Bên cạnh đó, không ít báo cáo thiếu phân tích khách quan, chủ quan, đổ lỗi cho dịch COVID-19 dù thời điểm chậm tiến độ nằm ngoài giai đoạn dịch hoặc đã được gia hạn trước đó.

Ngoài ra, một số đoàn không kiểm tra thực địa, chỉ dựa vào báo cáo từ nhà đầu tư; có trường hợp không xác định tỷ lệ khối lượng thi công, không làm rõ sai phạm, thiếu cơ sở pháp lý khi đề xuất điều chỉnh hoặc thu hồi. Đáng chú ý, tình trạng đùn đẩy, né trách nhiệm vẫn diễn ra, gây chậm trễ trong tham mưu xử lý các dự án.

Đường tránh TP Bảo Lộc là một trong những dự án chậm tiến độ.
Đường tránh TP Bảo Lộc là một trong những dự án chậm tiến độ.

Trước thực trạng này, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái yêu cầu nghiêm túc chấn chỉnh, nâng cao trách nhiệm các sở, ngành và đoàn kiểm tra trong rà soát, đề xuất xử lý dự án chậm tiến độ.

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các đoàn liên ngành phải kiểm tra thực địa, xác định rõ nguyên nhân, đánh giá năng lực và quyết tâm của nhà đầu tư, chấp hành nghĩa vụ tài chính, tỷ lệ triển khai thực tế so với hồ sơ, từ đó đề xuất biện pháp phù hợp (điều chỉnh, gia hạn hay thu hồi dự án).

Giao văn phòng UBND tỉnh khẩn trương rà soát hồ sơ mà Sở Tài chính tham mưu. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, yêu cầu Sở Tài chính và các đơn vị liên quan kiểm tra, bổ sung, báo cáo lại trước 25/5.

Trước đó, cuối tháng 3, tại Kỳ họp phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh phiên họp thứ 10, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh Lâm Đồng đã quyết định đưa 203 công trình, 18.000ha đất dự án; 113 cơ sở nhà, đất, quỹ biệt thự (tài sản công trên địa bàn tỉnh) vào diện chỉ đạo, theo dõi.

Theo Thái Lâm (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Tỉnh Đắk Lắk kiến nghị Trung ương bàn giao cho tỉnh quản lý Quốc lộ 14, đoạn qua địa bàn TP. Buôn Ma Thuột

Tỉnh Đắk Lắk kiến nghị Trung ương bàn giao cho tỉnh quản lý Quốc lộ 14, đoạn qua địa bàn TP. Buôn Ma Thuột

Tại buổi làm việc với Đoàn công tác của Bộ Xây dựng mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trương Công Thái kiến nghị Bộ Xây dựng xem xét, bàn giao cho tỉnh Đắk Lắk quản lý tuyến đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14) đoạn qua địa bàn TP. Buôn Ma Thuột.

Toàn cảnh giao thông kết nối của tỉnh Lâm Đồng sau sáp nhập

E-magazine Toàn cảnh giao thông kết nối của tỉnh Lâm Đồng sau sáp nhập

Khi sáp nhập, tỉnh Lâm Đồng mới sẽ có không gian phát triển với nhiều tiềm năng. Để có thể phát huy tối đa những lợi thế thì hạ tầng giao thông đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, hạ tầng giao thông vẫn còn nhiều hạn chế cần được đầu tư để đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới.

Nghề trồng nấm ở Krông Ana

Nghề trồng nấm ở Krông Ana

Toàn huyện Krông Ana có khoảng 200 hộ trồng nấm thường xuyên, một số hộ dân, hợp tác xã đầu tư hàng trăm triệu đồng để xây dựng mô hình trồng nấm. Nghề sản xuất nấm đã và đang đem lại thu nhập ổn định cho lao động tại địa phương, nhiều gia đình “sống khỏe” với nghề.

Đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi

(GLO)- Người Tây Nguyên làm du lịch không chỉ bằng khu nghỉ dưỡng, mà còn bằng lòng hiếu khách và nghệ thuật kể chuyện. Vậy nên, đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi mà hãy đánh thức nó bằng chính giọng nói của rừng, bằng bàn tay của bà con và bằng tình yêu với buôn làng của mình.

Hợp tác Đắk Lắk – Sê Kông: Động lực mới thúc đẩy phát triển toàn diện

Hợp tác Đắk Lắk – Sê Kông: Động lực mới thúc đẩy phát triển toàn diện

Trên nền tảng tình hữu nghị truyền thống và tiềm năng rộng mở, Đắk Lắk và Sê Kông (Lào) đã và đang đẩy mạnh hợp tác toàn diện, từ giáo dục, văn hóa đến kinh tế, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của cả hai địa phương và củng cố mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào.

null