Một trường dân lập ở Đắk Lắk trầy trật 12 năm vẫn chưa được chuyển sang tư thục

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một trường dân lập ở Đắk Lắk trầy trật suốt 12 năm vẫn chưa chuyển đổi loại hình trường từ dân lập sang tư thục. Trong khi thời hạn giải quyết quy định chỉ có 30 ngày kể từ khi cấp thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ.

Quy định 30 ngày nhưng 12 năm chưa xong

Sáng 23/5, ông Nguyễn Hữu Luật, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) cho biết, đã hướng dẫn Trường Tiểu học dân lập Nguyễn Bỉnh Khiêm (Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm) hoàn thiện đề án chuyển đổi loại hình trường học từ dân lập sang tư thục.

Đồng thời Phòng GD&ĐT cũng đã xây dựng và hoàn chỉnh dự thảo quyết định phê duyệt đề án và quyết định chuyển đổi loại hình Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm từ dân lập sang tư thục.

"Hiện không còn vướng mắc gì nữa. Thành phố đang lấy ý kiến của thành viên UBND, sau đó trình Ban Thường vụ Thành uỷ. Sau khi hoàn tất việc xin ý kiến, UBND TP Buôn Ma Thuột sẽ đưa ra quyết định", ông Luật thông tin.

Trường Tiểu học dân lập Nguyễn Bỉnh Khiêm
Trường Tiểu học dân lập Nguyễn Bỉnh Khiêm

Người khởi kiện - Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, UBND TP Buôn Ma Thuột là bên bị kiện.

Theo bản án, HĐXX chấp nhận yêu cầu của người khởi kiện, buộc UBND TP Buôn Ma Thuột phải ban hành quyết định chuyển đổi loại hình trường, từ dân lập sang tư thục đối với Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm theo quy định pháp luật.

HĐXX viện dẫn Thông tư số 11/2009 của Bộ GD&ĐT (quy định trình tự, thủ tục chuyển đổi trường bán công, dân lập sang trường tư thục), thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT chủ trì phối hợp các cơ quan liên quan, thẩm định, trình UBND cùng cấp xem xét, quyết định chuyển đổi loại hình trường.

Thế nhưng hành trình của Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm kéo dài dai dẳng hơn 12 năm vẫn chưa xong.

Theo hồ sơ, Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm có nguồn gốc là Trường phổ thông cơ sở (cấp I) Lê Hồng Phong, thuộc thị xã (nay là thành phố) Buôn Ma Thuột, được thành lập vào năm 1992.

Thời điểm đó Thị Đoàn (nay là Thành Đoàn) Buôn Ma Thuột đứng tên xin mở trường dân lập nên tổ chức này làm Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Năm 1997, Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Lắk bổ nhiệm ông Nguyễn Đình Long làm Hiệu trưởng. Cũng trong năm này, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành quyết định cho thuê 4.815m² đất để xây dựng trường.

Theo quyết định của UBND tỉnh, Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm có tổng mức đầu tư hơn 3,5 tỷ đồng. Tỉnh Đắk Lắk hỗ trợ 140 triệu đồng, kinh phí xây dựng từ nguồn vốn tự có của trường vay ngân hàng, cổ phần. Chủ đầu tư là Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Sau khi có quyết định trên, Thành Đoàn Buôn Ma Thuột (Chủ tịch Hội đồng quản trị) có văn bản giao Hiệu trưởng Nguyễn Đình Long tự huy động vốn xây dựng trường, tổ chức dạy học điều hành hoạt động của trường theo quy chế của Bộ GD&ĐT. Như vậy, Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm được xây dựng bằng nguồn vốn của ông Nguyễn Đình Long.

Năm 2001, Bộ GD&ĐT ban hành Quyết định số 39 quy định quy chế tổ chức và hoạt động của các trường ngoài công lập. Theo quy định này, Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm đủ điều kiện chuyển đổi loại hình trường từ dân lập sang tư thục.

Trường Tiểu học dân lập Nguyễn Bỉnh Khiêm nhìn từ trên cao
Trường Tiểu học dân lập Nguyễn Bỉnh Khiêm nhìn từ trên cao

Loạt yêu cầu trái luật

Năm 2013, UBND TP Buôn Ma Thuột yêu cầu Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm lập hồ sơ chuyển đổi loại hình nhà trường theo Thông tư số 11/2009 của Bộ GD&ĐT.

Tuy nhiên, sau khi trường này nộp hồ sơ cùng đề án chuyển đổi thì UBND TP Buôn Ma Thuột nhiều lần yêu cầu bổ sung hồ sơ và làm rõ việc Thành Đoàn Buôn Ma Thuột giao Hiệu trưởng Nguyễn Đình Long tự huy động nguồn vốn xây dựng trường; làm rõ số tiền 105 triệu đồng từ ngân sách nhà nước xây dựng trường và kiểm toán tài chính đối với trường này.

Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm “gõ cửa” Kiểm toán Nhà nước song bị từ chối vì không có trách nhiệm thực hiện kiểm toán tài chính trường dân lập. Năm 2020 trường mời một đơn vị kiểm toán tài chính nhưng UBND TP Buôn Ma Thuột lại cho rằng tài sản vô hình của trường (thương hiệu của trường) chưa được xác định.

Phiên sơ thẩm giải quyết khiếu kiện giữa Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm với UBND TP Buôn Ma Thuột
Phiên sơ thẩm giải quyết khiếu kiện giữa Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm với UBND TP Buôn Ma Thuột

HĐXX xét thấy những yêu cầu trên của UBND TP Buôn Ma Thuột là trái luật. Bởi Thông tư số 11/2009 không có điều, khoản nào quy định phải xác định thương hiệu khi chuyển đổi loại hình trường dân lập sang trường tư thục.

Đối với khoản tiền 105 triệu đồng, UBND tỉnh Đắk Lắk xác định đây là hỗ trợ để xây dựng trường, không phải tài sản góp vốn của nhà nước.

Thành Đoàn Buôn Ma Thuột đã cung cấp văn bản về việc giao ông Nguyễn Đình Long tự huy động vốn để xây dựng Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm.

HĐXX tuyên bố hành vi của UBND TP Buôn Ma Thuột không ban hành quyết định chuyển đổi loại hình trường, từ dân lập sang tư thục đối với Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm là trái pháp luật.

Tuy nhiên sau đó, thành phố có văn bản đề nghị tỉnh xem xét, gia hạn thời gian thực hiện đến trước ngày 30/5/2025.

Trong khi theo Thông tư số 11/2009, các trường phải hoàn thành việc chuyển đổi loại hình trường trước ngày 30/6/2025.

Theo Huỳnh Thủy (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Tỉnh Đắk Lắk kiến nghị Trung ương bàn giao cho tỉnh quản lý Quốc lộ 14, đoạn qua địa bàn TP. Buôn Ma Thuột

Tỉnh Đắk Lắk kiến nghị Trung ương bàn giao cho tỉnh quản lý Quốc lộ 14, đoạn qua địa bàn TP. Buôn Ma Thuột

Tại buổi làm việc với Đoàn công tác của Bộ Xây dựng mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trương Công Thái kiến nghị Bộ Xây dựng xem xét, bàn giao cho tỉnh Đắk Lắk quản lý tuyến đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14) đoạn qua địa bàn TP. Buôn Ma Thuột.

Toàn cảnh giao thông kết nối của tỉnh Lâm Đồng sau sáp nhập

E-magazine Toàn cảnh giao thông kết nối của tỉnh Lâm Đồng sau sáp nhập

Khi sáp nhập, tỉnh Lâm Đồng mới sẽ có không gian phát triển với nhiều tiềm năng. Để có thể phát huy tối đa những lợi thế thì hạ tầng giao thông đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, hạ tầng giao thông vẫn còn nhiều hạn chế cần được đầu tư để đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới.

Nghề trồng nấm ở Krông Ana

Nghề trồng nấm ở Krông Ana

Toàn huyện Krông Ana có khoảng 200 hộ trồng nấm thường xuyên, một số hộ dân, hợp tác xã đầu tư hàng trăm triệu đồng để xây dựng mô hình trồng nấm. Nghề sản xuất nấm đã và đang đem lại thu nhập ổn định cho lao động tại địa phương, nhiều gia đình “sống khỏe” với nghề.

Đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi

(GLO)- Người Tây Nguyên làm du lịch không chỉ bằng khu nghỉ dưỡng, mà còn bằng lòng hiếu khách và nghệ thuật kể chuyện. Vậy nên, đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi mà hãy đánh thức nó bằng chính giọng nói của rừng, bằng bàn tay của bà con và bằng tình yêu với buôn làng của mình.

Hợp tác Đắk Lắk – Sê Kông: Động lực mới thúc đẩy phát triển toàn diện

Hợp tác Đắk Lắk – Sê Kông: Động lực mới thúc đẩy phát triển toàn diện

Trên nền tảng tình hữu nghị truyền thống và tiềm năng rộng mở, Đắk Lắk và Sê Kông (Lào) đã và đang đẩy mạnh hợp tác toàn diện, từ giáo dục, văn hóa đến kinh tế, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của cả hai địa phương và củng cố mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào.

null