Làm sao sản xuất giống?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đã có rất nhiều hội thảo bàn chuyện làm sao để có giống mía tốt, chữ đường cao, ít nhất là ngang ngửa với Thái Lan-quốc gia sản xuất đường mía lớn nhất khu vực và có hạng trên thế giới. Nhưng rồi sau những hội thảo ấy, giống mới do Việt Nam sản xuất vẫn không thấy xuất hiện trên đồng ruộng. Có thời gian chỉ trong 3 năm, ngành mía đường Việt Nam đã nhập khẩu tới… 4.000 giống mía khác nhau trên khắp thế giới, đi ngược hoàn toàn với xu hướng sản xuất của thế giới.

Cơ sự chỉ vì nghiên cứu sản xuất ra một giống mới, dù là giống cây trồng hay giống vật nuôi, là việc không hề dễ dàng. Việt Nam hiện có rất nhiều tiến sĩ, nhưng rất thiếu những nhà khoa học có khả năng nghiên cứu tạo ra những giống mới trong lĩnh vực nông nghiệp.

 

Ảnh internet
Ảnh internet

Thêm nữa, chúng ta sống quá gần Thái Lan-quốc gia hàng đầu trong khu vực và có thứ hạng trên thế giới về nghiên cứu và sáng tạo giống mới. Rất nhiều giống cây trồng của Việt Nam hiện tại đều nhập từ Thái Lan và chỉ nhập được những loại giống F1 hay F2, chứ không bao giờ nhập được giống gốc. Những loại giống này thời gian đầu cho kết quả rất tốt, nhưng chúng nhanh chóng thoái hóa chỉ sau mấy năm và kèm theo đó là sự thoái hóa về chất lượng sản phẩm từ cây trồng. Thoái hóa giống nhập khẩu là điều không thể khác, vì đó toàn là giống F1, F2. Muốn có giống gốc thì phải tự mình tạo ra.  

Về chuyện thoái hóa giống nhập khẩu, một vị lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT cho rằng, về lâu dài, nguy cơ tiềm ẩn mất thị trường xuất khẩu của nông sản Việt Nam nằm ở chất lượng sản phẩm suy giảm do sự thoái hóa giống. “Khó khăn cho nông sản Việt Nam trong những năm tới đã có thể dự báo ngay từ bây giờ”, những cảnh báo như thế không khó để nói ra, nhưng giải pháp thế nào, làm sao khắc phục thì vẫn chưa có câu trả lời.

Thành phố Hồ Chí Minh quyết tâm tạo nên một trung tâm giống cây trồng và vật nuôi cho cả đồng bằng sông Cửu Long. Nhưng vấn đề cốt lõi, như Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân nói là: “Liệu TP. Hồ Chí Minh có đủ tiềm lực để nghiên cứu và tạo ra giống không, có đủ đáp ứng cho cả vùng hay không? Quan trọng là làm sao tạo động lực phát triển cho thành phố bằng sức cầu của khu vực”.

Nhu cầu giống mới và tốt bao giờ cũng lớn, nhưng tạo được ra chúng không hề đơn giản. Thành phố Hồ Chí Minh có điều kiện để “khởi nghiệp” cái sự nghiệp lớn này, nhưng đây là việc mà cả nhà nước và tư nhân cùng phải hợp tác để làm. Đó là hình thức hợp tác công-tư mà những nước phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan đã làm rất tốt. Những mô hình thành công để chúng ta học tập và ứng dụng đã có rất nhiều, nhưng nếu không có sự sáng tạo tự thân thì không bao giờ chúng ta tạo ra được những giống mới đáp ứng đúng và đủ cho nhu cầu thị trường.

Nếu kiến tạo được trung tâm nghiên cứu sản xuất giống mới thì phải tính tới đầu ra, từ giá thành tới giá bán và cuối cùng là chất lượng giống. Vì giống mới, giống tốt trên thế giới không thiếu, ngay nước gần ta là Thái Lan cũng thừa đủ để cung cấp cho chúng ta với mức giá chấp nhận được. Sự cạnh tranh là điều bắt buộc khi nghiên cứu và sản xuất giống mới. Nếu chúng ta thua ngay trên sân nhà thì câu chuyện “nhập khẩu giống” lại tiếp diễn và nguy cơ thoái hóa giống dẫn tới không bán được sản phẩm ra nước ngoài hoặc phải chấp nhận bán với giá thấp là không tránh khỏi.

Những nhà hoạch định chính sách nông nghiệp không phải không nhận ra những vấn đề khó khăn ấy. Tuy nhiên, để thực sự bắt tay vào giải quyết vấn đề này thì lại phải căn cơ từ đội ngũ các nhà chuyên môn tới điều kiện làm việc và nhất là kết quả giống mới có “sống được” ngay trên mảnh đất Việt Nam hay không? Phải thành lập một số trung tâm giống tập trung và cung cấp được giống tốt với mức giá cạnh tranh thì nay mai chúng ta mới có được những bộ giống mới “made in Viet Nam” thực sự. Bấy giờ, nông nghiệp Việt Nam mới có thể cất cánh bằng chính nội lực của mình.

Thanh Thảo

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).