Làm sạch lông vịt bằng dung dịch "lạ": Mối nguy với sức khỏe người tiêu dùng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhiều điểm giết mổ gà, vịt thuê ở chợ Yên Thế (TP. Pleiku) thường xuyên sử dụng một loại dung dịch “lạ” để nhổ lông vịt. Theo cơ quan chức năng, đây là nguy cơ tiềm ẩn mất vệ sinh an toàn thực phẩm, đe dọa sức khỏe người tiêu dùng.

 

Nhổ lông vịt siêu tốc bằng dung dịch “lạ”

Thời gian gần đây, chúng tôi được nhiều người dân ở phường Yên Thế và các phường lân cận phản ánh về việc các điểm giết mổ gia cầm thuê tại chợ Yên Thế có dấu hiệu vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt, người dân phản ánh, thay vì làm lông vịt theo cách truyền thống thì các điểm giết mổ này lại nhúng vịt vào một dung dịch “lạ”, tiềm ẩn nguy hiểm đối với sức khỏe người tiêu dùng.

 Vịt được nhúng trong dung dịch “lạ” trước khi làm sạch lông. Ảnh: G.N
Vịt được nhúng trong dung dịch “lạ” trước khi làm sạch lông. Ảnh: G.N



Để xác thực thông tin này, chúng tôi đã thâm nhập thực tế tại chợ Yên Thế. Tại đây có 5 điểm giết mổ gà, vịt thuê liền kề nhau. Giá giết mổ thuê là 15 ngàn đồng/con gà và 20 ngàn đồng/con vịt. Mỗi ngày, các điểm này giết mổ thuê hàng trăm con gia cầm. Những người giết mổ thuê đều nhúng gà, vịt qua nước sôi khoảng 60 độ C rồi bỏ vào lò quay điện để làm sạch lông. Đối với gà, việc làm lông khá dễ dàng. Tuy nhiên, đối với vịt thì khó khăn hơn nhiều do có nhiều lông măng nằm dưới da nên sau khi bỏ vào lò quay vẫn không hết. Nếu dùng tay nhổ theo phương pháp thủ công thì làm lông 1 con vịt tốn khá nhiều thời gian. Để giải bài toán này, những người giết mổ đã sử dụng một loại dung dịch “lạ”.

Tại điểm giết mổ gia cầm thuê của người đàn ông tên H., theo quan sát của chúng tôi, người này sau khi bỏ vịt vào lò quay điện thì tiếp tục nhúng vào một dung dịch sẫm màu, sau đó tráng qua nước lạnh để lớp dung dịch đông cứng lại. Tiếp đó, ông ta lột lớp dung dịch bao phủ quanh con vịt. Các sợi lông măng dưới da vịt theo đó sẽ hết sạch. Ở một số con vịt, khi lột lớp dung dịch này, không chỉ có lông mà da cũng bị bóc theo, để lộ rõ phần thịt.

Nhiều lần sau đó, chúng tôi mang vịt trở lại chợ Yên Thế để thuê giết mổ tại các điểm khác và đều ghi nhận tình trạng tương tự. Đáng chú ý, dung dịch “lạ” này chỉ được đựng trong các xoong nhôm cũ kỹ, không có tên nhãn hiệu và nguồn gốc xuất xứ. Ngoài ra, gia cầm sau khi giết mổ tại đây cũng bị vứt lăn lóc trên nền nhà, rất mất vệ sinh.

Theo chủ một quầy tạp hóa tại chợ Yên Thế, dung dịch “lạ” để làm lông vịt này là nhựa thông. Xung quanh chợ cũng có một số cửa hàng bán loại dung dịch này nhưng chỉ bán lén lút, hạn chế và hầu như chỉ để phục vụ người quen. Còn theo một chủ quầy tạp hóa khác, nhựa thông sẽ được trộn với dầu ăn và một số chất nữa để nhổ lông vịt. Theo lời giới thiệu của những người này, chúng tôi đã tìm đến các cửa hàng để hỏi mua nhựa thông làm lông vịt. Tuy nhiên, các chủ cửa hàng đều tỏ ra rất cảnh giác và khẳng định không bán loại dung dịch này.

Ngành chức năng sẽ vào cuộc kiểm tra

Sau khi xem những hình ảnh mà chúng tôi ghi được về việc các điểm giết mổ sử dụng dung dịch “lạ” để làm lông vịt, ông Dương Ngọc Thanh-Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh-cho biết: Năm 2016, trên địa bàn cả nước rộ lên hành vi nhuộm vàng, làm đẹp cho gà. Cục Quản lý chất lượng Nông-Lâm sản và Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT) đã có văn bản chỉ đạo liên quan đến vấn đề này. Tuy nhiên, qua kiểm tra thì cơ quan chức năng chưa phát hiện xảy ra hiện tượng này trên địa bàn tỉnh. Với những hình ảnh mà chúng tôi cung cấp, ông Thanh cho rằng, việc nhúng dung dịch “lạ” để làm lông vịt là bất thường và không đúng quy trình chung về giết mổ gia cầm. Tuy nhiên, để xác định đó là chất gì thì cơ quan chuyên môn phải vào cuộc lấy mẫu, kiểm tra. Theo ông Thanh, trách nhiệm kiểm tra, giám sát trong trường hợp này thuộc về Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố, Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh, Chi cục Quản lý chất lượng Nông-Lâm sản và Thủy sản tỉnh, lực lượng Quản lý Thị trường, Cảnh sát Môi trường…

Ảnh: G.N
Ảnh: G.N



Làm việc với chúng tôi, ông Lê Huy Toàn-Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông-Lâm sản và Thủy sản tỉnh lại cho rằng, căn cứ Quyết định số 1290/QĐ-BNN-TCCB ngày 17-4-2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định phân công, phân cấp trong hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm nông-lâm-thủy sản và Quyết định số 21/2017/QĐ-UBND ngày 5-6-2017 của UBND tỉnh thì quá trình giết mổ, sơ chế trong chuỗi thực phẩm nông sản có nguồn gốc động vật thuộc trách nhiệm quản lý của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh. Ông Toàn cho biết thêm: Những chất không có trong danh mục thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm được quy định tại Thông tư số 05/2018/TT-BYT của Bộ Y tế đều không được phép sử dụng. Nếu dung dịch “lạ” này là nhựa thông thì không có trong danh mục cho phép của Bộ Y tế nên dĩ nhiên không được phép sử dụng.

Về phía Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, ông Nguyễn Văn Đang-Chi cục trưởng-chia sẻ: Việc sử dụng chất “lạ” chưa được Bộ Y tế cho phép là sai quy định. Qua những hình ảnh mà chúng tôi cung cấp, ông Đang cho rằng chưa thể đánh giá được đây là chất gì mà phải tiến hành kiểm tra mới có kết luận cụ thể. Trường hợp đây là nhựa thông thì không được phép sử dụng theo quy định tại Thông tư số 05/2018/TT-BYT của Bộ Y tế. Nhiều người dân không ý thức được các hành vi vi phạm nên cơ quan chức năng cần tăng cường thông tin, tuyên truyền để họ biết và không vi phạm các quy định pháp luật. Ông Đang cũng khuyến cáo thêm: Việc sử dụng chất “lạ” trong giết mổ, sơ chế sẽ gây ra nhiều nguy cơ mất an toàn và ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Do đó, người dân chỉ nên sử dụng các chất được cơ quan nhà nước cho phép. “Chi cục sẽ tham mưu các sở, ban, ngành liên quan tiến hành kiểm tra, đánh giá và xử lý theo quy định. Mục tiêu hướng đến là bảo vệ tuyệt đối sức khỏe người tiêu dùng”-ông Đang nói.

 

 GIA NGUYỄN

Có thể bạn quan tâm

Cấp sổ đỏ lần đầu ngay tại xã, phường: Bước đột phá trong cải cách hành chính

Cấp sổ đỏ lần đầu ngay tại xã, phường: Bước đột phá trong cải cách hành chính

(GLO)- Từ ngày 1-7, UBND cấp xã sẽ thực hiện cấp sổ đỏ lần đầu cho cá nhân, hộ gia đình. Đây được xem là bước đột phá trong cải cách hành chính. Không chỉ là sự nỗ lực nhằm cụ thể hóa chủ trương xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, quy định này còn thể hiện rõ nét mục tiêu “vì dân phục vụ”.

Kbang: Nam thanh niên đuối nước khi đi tắm tại lòng hồ

Gia Lai: Tìm thấy thi thể nam thanh niên đuối nước tại lòng hồ Thủy điện An Khê-Ka Nak

(GLO)- Thiếu tá Phùng Văn-Phó Trưởng Công an xã Kbang (tỉnh Gia Lai) cho biết: Khoảng 7 giờ 40 phút ngày 10-7, Đội Cảnh sát PCCC và CNCH khu vực An Khê và Công an xã Kbang đã vớt được thi thể em L.Đ.T. (SN 2007, trú tại tổ 3, xã Kbang) bị đuối nước tại khu vực lòng hồ Thủy điện An Khê-Ka Nak.

Giải tỏa nỗi lo tự sản tự tiêu

Giải tỏa nỗi lo tự sản tự tiêu

(GLO)- Gần đây, hàng loạt vụ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ bị phanh phui và xử lý. Tuy nhiên, củng cố niềm tin người tiêu dùng vào hàng hóa và sản phẩm, dịch vụ hiện nay vẫn là thách thức rất lớn.  

Báo Bình Định chuyển giao dữ liệu sang Báo Gia Lai

Báo Bình Định chuyển giao dữ liệu sang Báo Gia Lai

(GLO)- Ngày 1-7, thực hiện chủ trương sáp nhập giữa tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định thành tỉnh Gia Lai, Báo Gia Lai và Báo Bình Định cũng chính thức về chung một nhà, là cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Gia Lai, là tiếng nói của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân tỉnh Gia Lai.

Thời khắc lịch sử đưa tỉnh Gia Lai bước vào hành trình phát triển mới

Thời khắc lịch sử đưa tỉnh Gia Lai bước vào hành trình phát triển mới

Hôm nay, ngày 1.7.2025, tỉnh Gia Lai (hợp nhất từ tỉnh Bình Định và Gia Lai (cũ)) chính thức hoạt động theo Nghị quyết số 202/2025/QH15 ngày 12.6.2025 của Quốc hội. Đồng chí Hồ Quốc Dũng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai, đã có cuộc trò chuyện cởi mở với phóng viên Báo Gia Lai nhân sự kiện đặc biệt này.

Chung tay tiếp sức cho học sinh vùng khó

Chung tay tiếp sức cho học sinh vùng khó

(GLO)- Suốt 36 năm qua, Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Nguyễn Khuyến (xã Chư Krey, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn ngày ngày bền bỉ thắp sáng tri thức cho con em đồng bào các dân tộc thiểu số. Nhiều thế hệ học trò vùng khó trưởng thành, vươn lên bằng con chữ và tri thức.

Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã sẵn sàng cho ngày 1.7

Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã sẵn sàng cho ngày 1.7

Ngày 1.7, chính quyền hai cấp của tỉnh Gia Lai (mới) chính thức đi vào hoạt động. Cùng với đó, 58 xã, phường mới trên địa bàn tại tỉnh Bình Ðịnh hiện nay sẽ vận hành Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã - nơi được kỳ vọng trở thành bộ mặt hành chính, điểm tựa tin cậy cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ công hiện đại, thuận tiện, hiệu quả.
Khai mở tư duy cải cách, phục vụ

Khai mở tư duy cải cách, phục vụ

Giai đoạn 2020 - 2025 ghi dấu bước chuyển mình của công tác cải cách hành chính tại Bình Ðịnh. Với quyết tâm chính trị cao, sự chỉ đạo đồng bộ, tỉnh không chỉ nâng cao hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp mà còn tạo dựng môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn diện và bền vững.
Kỳ vọng từ mô hình “phi địa giới”

Kỳ vọng từ mô hình “phi địa giới”

Chiều 25.6, tại nhiều xã, phường trên địa bàn hai tỉnh Bình Ðịnh và Gia Lai, một cuộc vận hành thử mô hình chính quyền số 2 cấp đã đồng loạt diễn ra. Ðây là bước chuyển quan trọng để thích ứng với yêu cầu mới sau sáp nhập, khi không gian hành chính được mở rộng và việc giải quyết thủ tục hành chính không còn bị giới hạn bởi ranh giới địa lý.
Thư Tòa soạn

Thư Tòa soạn

(GLO)- Cùng với việc sáp nhập tỉnh, từ ngày 1-7, Báo Gia Lai hợp nhất với Báo Bình Định thành Báo Gia Lai mới.

null