Làm gì để "giữ chân" nhân viên y tế công lập?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tại Gia Lai, theo số liệu thống kê của Sở Y tế, từ năm 2020 đến nay, toàn tỉnh có 358 bác sĩ, nhân viên ngành Y tế nghỉ việc, trong đó có 103 bác sĩ. Trong số 358 trường hợp nghỉ việc có 114 người xin thôi việc (chiếm 31,84%), trong đó có 53 bác sĩ (chiếm 51,45% tổng số bác sĩ nghỉ việc).

So với các ngành nghề khác, nghề y có vị trí đặc biệt trong xã hội vì công việc liên quan đến sức khỏe, tính mạng con người. Chính vì vậy mà trong một thời gian dài, người ta quan niệm: “Nhất y, nhì dược, tạm được bách khoa…”. Cánh cổng các trường đại học y dược từng là mơ ước cháy bỏng của nhiều thế hệ học sinh khi rời ghế nhà trường phổ thông.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, vì nhiều lý do khác nhau, không ít người “lạnh nhạt” với nghề y, thậm chí nếu lỡ bước vào ngôi nhà “lương y như từ mẫu” thì tìm cách rẽ sang hướng khác. Theo thống kê, năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022, cả nước có 9.397 bác sĩ, nhân viên y tế xin thôi việc, bỏ việc. Các địa phương có số lượng viên chức thôi việc, bỏ việc cao như: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, An Giang, Đà Nẵng…

Ngành Y tế tỉnh luôn thiếu đội ngũ bác sĩ có chuyên môn sâu. Ảnh: Đức Thụy
Ngành Y tế Gia Lai luôn thiếu đội ngũ bác sĩ có chuyên môn sâu. Ảnh: Đức Thụy



Tại Gia Lai, theo số liệu thống kê của Sở Y tế, từ năm 2020 đến nay, toàn tỉnh có 358 bác sĩ, nhân viên ngành Y tế nghỉ việc, trong đó có 103 bác sĩ. Trong số 358 trường hợp nghỉ việc có 114 người xin thôi việc (chiếm 31,84%), trong đó có 53 bác sĩ (chiếm 51,45% tổng số bác sĩ nghỉ việc). Cụ thể, năm 2020 có 42 trường hợp thôi việc, trong đó có 23 bác sĩ; năm 2021 có 38 trường hợp thôi việc, trong đó có 18 bác sĩ. Riêng trong 9 tháng năm 2022, toàn ngành có 34 trường hợp xin thôi việc, trong đó có 9 bác sĩ.  

Phát biểu tại hội nghị giao ban công tác tuyên giáo toàn tỉnh mới đây, ông 
Đinh Hà Nam-Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai-cho biết: Một trong những nguyên nhân khiến cán bộ y tế nói chung, đội ngũ bác sĩ nói riêng xin nghỉ việc theo chế độ thôi việc là do đoàn tụ gia đình, gia đình neo đơn hoặc chuyển nghề khác phù hợp hơn. Bên cạnh đó, thu nhập thấp cũng là lý do căn bản khiến nhiều người nghỉ việc. Ngoài ra, áp lực công việc căng thẳng, đặc biệt là trong bối cảnh toàn ngành gồng mình phòng-chống đại dịch Covid-19 cũng khiến nhiều người quyết định đệ đơn xin nghỉ việc.


Trong khi đội ngũ cán bộ y tế liên tục bị hao hụt thì nguồn nhân lực bổ sung cho các đơn vị y tế rất hạn chế, đặc biệt là tuyến cơ sở. Ngoài những nguyên nhân đã nêu thì thực trạng này còn do chế độ đãi ngộ chưa tương xứng với trình độ chuyên môn; điều kiện làm việc, cơ sở vật chất, trang-thiết bị y tế thiếu thốn; sự cạnh tranh mạnh mẽ của hệ thống y tế ngoài công lập…

Rõ ràng đây là thực trạng rất đáng quan ngại đối với sự phát triển của ngành Y tế cả nước nói chung và Gia Lai nói riêng!

Trước làn sóng bác sĩ, nhân viên y tế nghỉ việc trên cả nước, vừa qua, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế chủ động có giải pháp hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền với trường hợp vượt thẩm quyền để đảm bảo đủ nguồn nhân lực phòng-chống dịch và khám-chữa bệnh cho người dân. Trong một động thái liên quan, Bộ Y tế tiến hành dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 56/2011/NĐ-CP quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập.

Cũng theo Phó Giám đốc Sở Y tế Đinh Hà Nam, để ổn định và phát triển nguồn nhân lực ngành Y tế thì các cấp, các ngành cần triển khai một số giải pháp có tính căn cơ và thật cụ thể. Trước tiên là phải tạo môi trường làm việc tốt cho cán bộ y tế, trong đó chú trọng đến điều kiện làm việc và quản trị bệnh viện. Song song với đó, cần có giải pháp tăng thu nhập cho đội ngũ y tế thông qua các biện pháp như: tăng lương, tăng phụ cấp đặc thù, giải quyết chế độ thâm niên… Cùng với đó, tỉnh cần có chính sách thu hút và giữ chân cán bộ y tế như: hỗ trợ đào tạo sau đại học, có chính sách tuyển dụng đặc thù đối với bác sĩ, hỗ trợ ban đầu để thu hút bác sĩ về địa phương công tác… Đối với địa bàn đặc thù như Gia Lai thì cần đăng ký hệ cử tuyển bác sĩ cho tuyến xã nhưng phải nâng chuẩn đầu vào để đảm bảo chất lượng đội ngũ.

 

DUY LÊ

 

Có thể bạn quan tâm

Thước đo dân sinh

Thước đo dân sinh

Cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó tín dụng phục vụ đời sống bao gồm mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình tăng trưởng cao nhất.

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Với những kết quả đã đạt được, VN được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

(GLO)- Mức tăng trưởng GDP 7,09% năm 2024 được ghi nhận là rất tích cực của nền kinh tế đất nước, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động kinh tế thế giới, khắc phục thiên tai.

Tinh gọn chính mình

Tinh gọn chính mình

Đang diễn ra một cuộc “nhảy việc” tập thể, đúng hơn là chuyển việc/mất việc/nghỉ việc chưa có tiền lệ tại nhiều cấp, nhiều ban ngành, cả với không ít cơ quan báo chí, xuất bản từ trung ương tới địa phương.

Hành động thực chất

Hành động thực chất

Không chỉ "vừa chạy vừa xếp hàng" mà còn phải bứt tốc để cùng lúc chuẩn bị, triển khai cả về diện rộng lẫn chiều sâu, xắn tay vào nhiều đầu việc quan trọng ngay những ngày đầu năm 2025. Đó là tâm thế của TP.HCM lúc này.