Kỳ vọng ở mỹ thuật trẻ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tháng 4 tới đây, Biennale mỹ thuật trẻ quy mô toàn quốc lần thứ 5 năm 2019 sẽ diễn ra tại TPHCM. Sự kiện do Hội Mỹ thuật TPHCM, Trường Đại học Mỹ thuật TPHCM, Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM và Hội Mỹ thuật Việt Nam phối hợp tổ chức.
Không chỉ thu hút các tín đồ mỹ thuật cả nước, sự kiện mỹ thuật diễn ra 2 năm/lần này còn rất được mong đợi, bởi đây chính là nơi để các bạn trẻ, nhất là các bạn sinh viên được thỏa đam mê sáng tạo, mạnh dạn thể hiện những ý tưởng, phong cách tạo hình đương đại.
Giải thưởng mang tính khích lệ
Với mục tiêu tạo một sân chơi, một không gian nghệ thuật đúng nghĩa cho các bạn trẻ, đúng 10 năm trước, triển lãm mỹ thuật trẻ của TPHCM lần đầu tiên được khởi xướng. Đã qua 4 lần tổ chức (năm 2009, 2011, 2013 và 2017), đây là một chương trình xã hội hóa, vì ban tổ chức không có nguồn kinh phí chi trả.
Cũng chính vì vậy, những ngày này, trong khi các bạn trẻ đang háo hức với tác phẩm, ý tưởng thì ban tổ chức Biennale 2019 phải chạy bở hơi tai để xin tài trợ giải thưởng. Họa sĩ Siu Quý, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Mỹ thuật TPHCM, chia sẻ, như thường lệ những ngày qua, hầu như các thành viên ban tổ chức ai nấy đều cố tận dụng mối quan hệ để chạy vạy, xin tiền hỗ trợ cho giải thưởng.
“Những lần tổ chức trước, chương trình còn có một vài nhà tài trợ “ruột”, nhưng năm nay, do tình hình hoạt động kinh doanh khó khăn, hầu hết mạnh thường quân đều rút lui. Thế nên, các thành viên ban tổ chức cứ đứng ngồi không yên. Bởi vậy, tiếng là Biennale mỹ thuật quy mô toàn quốc hoành tráng nhưng giá trị giải thưởng chỉ mang tính động viên khích lệ là chính”, ông Siu Quý bày tỏ.
Thưởng lãm các tác phẩm Biennale mỹ thuật trẻ năm 2017 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM
Thưởng lãm các tác phẩm Biennale mỹ thuật trẻ năm 2017 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM
Theo tìm hiểu của chúng tôi, đây không phải là lần đầu tiên các thành viên ban tổ chức Biennale mỹ thuật trẻ không nhận bất cứ đồng thù lao nào. Phía Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM tạo điều kiện cho các bạn trẻ khi dành toàn bộ không gian hàng trăm mét vuông trưng bày tác phẩm miễn phí trong suốt thời gian triển lãm.
Họa sĩ Uyên Huy, Chủ tịch Hội Mỹ thuật TPHCM, cho biết thêm, tất cả thành viên, ai hỗ trợ được gì đều sẵn sàng giúp đỡ, tất cả cùng một tấm lòng vì tương lai của mỹ thuật trẻ, mong muốn duy trì một không gian nghệ thuật thật sự, một sân chơi nghiêm túc để các bạn trẻ sáng tạo, thể hiện ý tưởng, phong cách mới, sự đột phá của mình.
“Những họa sĩ trẻ tham gia nhiều triển lãm trong và ngoài nước, đã có giải thưởng, ít nhiều cũng thành danh trên con đường nghệ thuật có thể sẽ không quan tâm. Nhưng với các bạn trẻ sinh viên mới tốt nghiệp, đây thực sự là một cơ hội để nắm bắt, tự do thể hiện mình. Và Biennale mỹ thuật trẻ chính là nơi tạo cho các em thêm tự tin, thêm cơ hội cọ xát và học hỏi, tiếp lửa để các em sáng tạo nghệ thuật sau này. Chúng tôi chỉ mong mỏi làm sao có được một nguồn quỹ hỗ trợ hay nguồn đầu tư của nhà nước cho các sự kiện như thế này thì quá tuyệt vời. Hãy trao cơ hội, các em sẽ tìm cách khẳng định mình”, họa sĩ Uyên Huy tâm tư.
Trang bị vốn sống và trải nghiệm
Để khẳng định tên tuổi trên trường quốc tế, nhiều họa sĩ trẻ luôn cần những cơ hội như Biennale mỹ thuật trẻ toàn quốc để từng bước khẳng định mình.
Được đánh giá là tiên phong của giới họa sĩ trẻ trong nước hiện nay, Nguyễn Ngọc Đan, họa sĩ thế hệ 8x, là gương mặt nổi bật. Chị không ngừng tìm kiếm cơ hội đi ra bên ngoài để học hỏi thêm kiến thức. Chị cũng là “thủ lĩnh”, kết nối nhiều triển lãm cho nhóm họa sĩ trong nước với bạn bè quốc tế.
Theo nhận định của Nguyễn Ngọc Đan, giới họa sĩ trẻ Việt Nam hiện nay rất chịu khó làm việc. Một số họa sĩ trẻ còn sống được bằng nghề. So với những năm trước, thị trường mỹ thuật Việt Nam nay đã khởi sắc hơn. Giới sưu tập nghệ thuật trong nước hiện nay cũng đang có nhiều đổi khác: Xuất hiện các nhà sưu tập nhiều lứa tuổi, xuất hiện nhiều thị hiếu thưởng thức nghệ thuật. Tuy nhiên, với các họa sĩ trẻ, để khẳng định mình, để tìm được chỗ đứng riêng cho mình, không phải là việc dễ dàng.
“Các họa sĩ thành danh đều có một quá trình dịch chuyển, thay đổi môi trường sống. Họ đều có những trải nghiệm tuyệt vời trong cuộc đời làm nghề. Tiếp xúc với những vùng đất mới, những con người mới, các nền văn hóa khác nhau, giúp họ tích lũy nhiều kiến thức và tạo sự phong phú cho cảm quan nghệ thuật. Họa sĩ trẻ hiện nay cần trang bị nhiều vốn sống và trải nghiệm để có thể tiến sâu, tiến xa trên con đường nghệ thuật”, họa sĩ Nguyễn Ngọc Đan bày tỏ.
Với họa sĩ trẻ Trần Thanh Cảnh cũng vậy, luôn cầu thị, không ngừng học hỏi, miệt mài lao động sáng tạo, là yếu tố giúp anh có được một số thành công như hiện tại. Ngoài tham gia nhiều triển lãm, đoạt nhiều giải thưởng mỹ thuật trong nước và quốc tế, anh còn là họa sĩ trẻ đầu tiên của Việt Nam có dự án mỹ thuật trong tổng số 56 dự án của các nghệ sĩ khắp nơi trên thế giới, được tài trợ - nhận giải thưởng danh giá của Hội đồng Nghệ thuật TP Melbourne, Australia. Những ngày này, Trần Thanh Cảnh đang tất bật hoàn thành những tác phẩm để kịp trưng bày tại Melbourne vào tháng 9 tới đây.
Những năm qua, theo nhiều chuyên gia trong giới, cái tên Lim Khim Katy trở thành gương mặt nữ của mỹ thuật đương đại Việt Nam được mong đợi trên thị trường mỹ thuật thế giới. Các tác phẩm mang hơi thở cuộc sống của chị luôn được chào đón tại triển lãm, tìm được chủ nhân tại các sàn đấu giá quốc tế tại Singapore, Indonesia, Thái Lan, Ma Cao (Trung Quốc), New York (Mỹ). Trực giác nhạy bén, một phong cách độc đáo, đam mê sáng tạo… đã tạo nên thương hiệu riêng của chị với các nhà sưu tập thế giới.
Chị chia sẻ: “Giới mỹ thuật nước ngoài đánh giá cao giá trị nghệ thuật trong tranh Việt Nam, về sự đa dạng trong phong cách của các họa sĩ trẻ Việt Nam. Để khẳng định mình, họa sĩ trẻ càng phải có vốn sống thu thập từ thực tế, phải không ngừng tìm tòi, trải nghiệm”.
Và còn không ít những gương mặt họa sĩ trẻ thế hệ 7x, 8x cũng đã tạo ấn tượng, khẳng định được tên tuổi của mình trong giới nghệ thuật nước nhà và quốc tế, có thể kể đến như: Bùi Tiến Tuấn, Lương Lưu Biên, Nguyễn Minh Nam, Nguyễn Đức Hùng, Trần Thế Vĩnh, Phạm Thanh Toàn…

Theo Hội Mỹ thuật TPHCM, qua tuyển lựa tác phẩm ở vòng sơ tuyển, tính đến nay, Ban tổ chức Biennale mỹ thuật trẻ 2019 đã tuyển chọn được 186 tác phẩm nhiều thể loại như tranh, tượng, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt… của 146 tác giả và nhóm tác giả từ khắp các tỉnh thành trong cả nước tham gia triển lãm. Các tác phẩm sẽ ra mắt công chúng vào ngày 20-4 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM, 97 Phó Đức Chính, quận 1.

MINH AN (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.