Ký ức hãi hùng của 4 người đàn ông bị bán cho tàu cá trên biển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Đến tận bây giờ, 4 người đàn ông hiền lành, chất phác ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) vẫn không khỏi hãi hùng khi nhớ lại quãng thời gian bị kẻ gian lừa bán cho tàu cá trên biển. Những tháng ngày lênh đênh trên biển, họ bị chủ tàu ép buộc lao động nặng nhọc không công, đánh đập, mắng chửi bất cần lý do.

Tiếp chúng tôi trong căn nhà tạm bợ, anh Siu Thel (SN 1981, làng Tok Roh, xã Ia Blang) cho biết: Năm 2000, anh lập gia đình. Sau đó, vợ chồng anh lần lượt sinh 4 đứa con. Gia đình chỉ có nửa sào ruộng nên vợ chồng anh chủ yếu đi làm thuê để trang trải cuộc sống, lo chuyện học hành cho các con. Chật vật với miếng cơm, manh áo, nhiều lúc, vợ chồng anh thấy chán nản khi nghĩ đến tương lai.

Cuối tháng 12-2022, một người đàn ông tên Thắng (chưa rõ lai lịch) tìm đến nhà anh Thel giới thiệu là đang tìm người làm công việc lựa cá trên biển ở tỉnh An Giang. Người này thuyết phục và hứa hẹn với anh làm ngày 8 tiếng đồng hồ, thu nhập 12 triệu đồng/tháng. Tin tưởng, anh Thel cùng 3 người đàn ông khác gồm: Siu Phe (SN 1995, cùng làng), Đinh Nổ (SN 1986) và Rmah Phan (SN 1998, cùng ở làng Queng Mép, xã Dun) đồng ý rồi khăn gói rời làng.

Anh Siu Thel, Siu Phe và Đinh Nổ (theo thứ tự từ trái sang) trò chuyện cùng cán bộ Công an. Ảnh: R.H

Anh Siu Thel, Siu Phe và Đinh Nổ (theo thứ tự từ trái sang) trò chuyện cùng cán bộ Công an. Ảnh: R.H

Theo anh Thel, ngày 27-12-2022, một người đàn ông tên Văn Hữu Bộ (chưa rõ lai lịch) từ An Giang thuê xe khách 16 chỗ lên tận Chư Sê chở 4 người xuống TP. Vũng Tàu. Sau đó, ông Bộ tiếp tục thuê xe taxi chở nhóm của anh Thel đi An Giang. Sau 10 ngày ở trọ, ông Bộ giao nhóm anh Thel cho một chủ tàu cá người địa phương. Ngày 7-1-2023, tàu cá ra khơi. Do chưa từng đi biển nên nhóm anh Thel thường xuyên bị say sóng. Những ngày đầu, các anh không thể làm việc và ăn cơm được nhưng chủ tàu cá vẫn ép buộc làm việc cật lực.

“Công việc của chúng tôi là thả lưới, lựa cá. Tuy nhiên, do chưa quen đi biển nên mọi người làm việc chậm chạp, liên tục bị chủ tàu chửi mắng, đánh đập. Ngoài ra, do say sóng, nhiều lúc, 4 anh em phải lấy dây tự trói tay vào tàu sợ bị rớt xuống biển. Có hôm lưới kéo lên bị rách, chủ tàu bắt chúng tôi phải ngồi vá lại”-anh Thel kể.

Còn anh Đinh Nổ thì cho biết: Năm 2020, sau khi vợ qua đời, anh một mình nuôi đứa con 8 tuổi. Do không có ruộng rẫy nên anh phải làm thuê kiếm sống. Vì vậy, khi được giới thiệu công việc trên tàu cá với mức thu nhập ổn định, anh không chút phân vân để con thơ cho mẹ già trông coi rồi khăn gói vào An Giang làm việc, mong cuộc sống khấm khá hơn. Tuy nhiên, sau đó là quãng thời gian anh phải chịu đựng công việc nặng nhọc giữa muôn trùng sóng nước.

Theo anh Nổ, từ ngày ra khơi đánh cá, nhóm của anh chưa nhận được đồng lương nào. “Lúc dụ đi biển, ông Bộ cam kết 1 ngày làm 8 tiếng đồng hồ, trong thời gian 3 tháng thôi. Nhưng khi lên tàu, cả 4 anh em chúng tôi phải làm quần quật mỗi ngày hơn 10 giờ, có khi làm cả đêm tới sáng. Ngoài 4 anh em chúng tôi, trên tàu còn có 17 người khác làm công việc tương tự. Trong tàu luôn có người giám sát nên chúng tôi phải làm việc cật lực. Thậm chí khi làm việc, chúng tôi còn bị đánh đập, chửi bới mà không cần lý do. Ngày 12-4-2023, tàu vào bờ để bán cá và tiếp nhiên liệu. Khi chúng tôi hỏi tiền công thì mới biết chủ tàu cá đã đưa cho “cò” trước đó. Ông Bộ đã ăn chặn công sức lao động của chúng tôi”-anh Nổ buồn bã cho hay.

Đến bây giờ, anh Siu Phe vẫn chưa hết bàng hoàng mỗi khi nhớ lại chuyện bị các đối tượng lừa gạt. Anh Phe kể: Sau khi được giới thiệu việc làm với mức lương hấp dẫn, anh quyết định tha hương để có tiền sửa chữa lại căn nhà và mua đất sản xuất. “Sau khi biết bị lừa gạt, chúng tôi quay lại nhà trọ cũ để nhờ giúp đỡ. Cảm thương trước hoàn cảnh của chúng tôi, có người hỗ trợ 4 anh em mỗi người 1 triệu đồng mua vé xe về địa phương. Mọi người trong làng đều nghĩ chúng tôi đã mất tích. Vì vậy, khi thấy chúng tôi trở về, ai cũng bất ngờ và vui mừng”-anh Phe tâm sự.

Theo Đại úy Trịnh Xuân Thắng-Phó Trưởng Công an xã Ia Blang: Ngay sau khi nắm bắt được thông tin, Công an xã đã báo cáo sự việc cho Công an huyện và Phòng Cảnh sát Hình sự (Công an tỉnh). Đồng thời, đơn vị đã hướng dẫn các trường hợp viết đơn gửi cơ quan chức năng nơi xảy ra vụ việc để giải quyết theo thẩm quyền.

“Ngày 9-8 vừa qua, Công an xã phối hợp với các ban ngành, đoàn thể địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật giúp người dân nêu cao tinh thần cảnh giác, nắm vững phương thức, thủ đoạn của các loại tội phạm. Chúng tôi tuyên truyền người dân khi đi lao động phải ký hợp đồng và có xác nhận của chính quyền địa phương để bảo vệ quyền lợi, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn lao động”-Đại úy Thắng thông tin.

Còn ông Đặng Ngọc Nam-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Blang thì cho biết: “Ngay sau khi nắm thông tin, đại diện chính quyền địa phương đã đến thăm hỏi, động viên ổn định tâm lý các trường hợp. Chúng tôi chỉ đạo Công an xã hỗ trợ các thủ tục hồ sơ liên quan để trình báo Công an huyện, Công an tỉnh điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật”.

Có thể bạn quan tâm

Đức Cơ tổ chức 2 phiên giao dịch việc làm

Đức Cơ tổ chức 2 phiên giao dịch việc làm

(GLO)- Ngày 27 và 28-11, Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Đức Cơ phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai và các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh tổ chức 2 phiên giao dịch việc làm tại 2 xã Ia Din và Ia Dom.
Gia Lai: Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả

Gia Lai: Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả

(GLO)- Thị trường lao động đóng vai trò quan trọng trong việc huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Những năm qua, việc phát triển thị trường lao động của tỉnh Gia Lai luôn hướng đến sự linh hoạt, đồng bộ, hiện đại và mang tính bền vững.
“Chìa khóa” giảm nghèo - Kỳ cuối: Cần sự phối hợp đồng bộ giữa chính quyền và doanh nghiệp

“Chìa khóa” giảm nghèo - Kỳ cuối: Cần sự phối hợp đồng bộ giữa chính quyền và doanh nghiệp

(GLO)- Để đẩy mạnh hơn nữa công tác đưa người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài rất cần sự chung tay đồng hành của chính quyền và các doanh nghiệp trong tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm. Đặc biệt là giúp NLĐ hiểu rõ các chính sách, tìm cơ hội phù hợp với năng lực cũng như nhận biết dấu hiệu bị lôi kéo, dụ dỗ đi lao động ở nước ngoài trái pháp luật.
“Chìa khóa” giảm nghèo - Kỳ 3: Còn nhiều khó khăn, bất cập

“Chìa khóa” giảm nghèo - Kỳ 3: Còn nhiều khó khăn, bất cập

(GLO)- Mặc dù số lượng người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày càng tăng, song chủ yếu là lao động phổ thông ở các thị trường có thu nhập thấp. Bên cạnh đó, một số cơ chế hỗ trợ chưa phù hợp với các đối tượng có nhu cầu xuất khẩu lao động (XKLĐ). Thiếu vốn, thiếu thông tin và kiến thức, hạn chế về tay nghề cũng là rào cản khiến công tác XKLĐ gặp không ít khó khăn.
“Chìa khóa” giảm nghèo - Kỳ 2: Nhiều chính sách hỗ trợ lao động làm việc ở nước ngoài

“Chìa khóa” giảm nghèo - Kỳ 2: Nhiều chính sách hỗ trợ lao động làm việc ở nước ngoài

(GLO)- Nhằm thúc đẩy công tác đưa người lao động (NLĐ) làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, các ngành và địa phương trong tỉnh đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ phù hợp. Trong đó, vay vốn, đào tạo nghề, giáo dục định hướng và hỗ trợ khởi nghiệp sau khi về nước là động lực để ngày càng có nhiều NLĐ đăng ký làm việc tại nước ngoài.
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với nhu cầu việc làm

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với nhu cầu việc làm

(GLO)- Sau khi tốt nghiệp, hầu hết sinh viên học tại phân hiệu các trường đại học đứng chân trên địa bàn tỉnh và Trường Cao đẳng Gia Lai đều tìm được việc làm phù hợp. Có được kết quả này là nhờ các cơ sở chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với thị trường lao động.