Ký ức cỏ hồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày mới ra trường, vừa đặt chân đến miền đất xa lạ, tôi đã có ngay đợt công tác cơ sở đầu tiên trong đời. Trên chuyến xe đò xuống huyện Chư Prông có mấy chị đi đổi hàng trong các làng vùng sâu. Chuyện trò rổn rảng, một người bật lên câu ca: “Tây Nguyên đất đỏ triền triền”. Nghĩa là cuộc sống nơi đây hoang hoải mù tăm tít tắp lắm!
Cao nguyên dứt mưa, chuẩn bị vào mùa khô, gió nổi lên hùn hụt. Những cơn gió như muốn hút đi chút ẩm ướt cuối cùng của đất bazan. Gió hào phóng thổi qua thảo nguyên mênh mông. Gió như thổi rỗng trời đất, như hút rỗng hồn những kẻ lữ thứ.
Cái thời rất ngược, đi công tác bằng xe đò xuống huyện khoảng 40 cây số, từ đó lại khoác ba lô đi bộ ngược về mạn Thanh An-Bình Giáo chừng mấy chục cây số nữa. Qua những rừng thông mọc trên những thảm cỏ xanh ngút ngát đã rất mỏi chân. Anh bạn đi cùng đã rơm rớm nước mắt nhưng tôi lại thấy vô cùng thích thú trước khung cảnh quá thơ mộng. Những cây thông chẳng hiểu vì sao cứ thấp nhỏ như cây cảnh bon sai, tán xòe ngay trước mặt đẹp mê hồn. Mùa khô, dưới những gốc thông ấy đã phủ nhẹ một lớp sợi lá vàng óng mượt, như cách cây “xuống tóc” mơ màng.
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Đi tiếp về hướng Tây, qua khỏi rừng thông là bạt ngàn thảo nguyên, trên đó chỉ phủ duy nhất một màu cỏ hồng. Những bông hoa li ti tím nhạt dưới nắng chiều. Những bình nguyên cỏ hồng ấy xao xuyến lạ, tôi như thấy mình lọt vào chốn bồng lai tiên cảnh nào đó trong cổ tích. Được hòa vào sắc cỏ hồng mênh mang, tôi thấy như trút được bao nhiêu khó nhọc bao nhiêu lo toan về đường xa, bụng đói.
Bước chân vào một khu dân cư, tôi được ăn một món lạ lẫm nhớ đời. Đó là món bánh tráng nhúng cuốn với trứng chiên và rau diếp cá. Lần đầu thưởng thức, tôi thấy món ăn vừa ngon vừa lạ, ăn với ân tình từ tấm lòng thơm thảo của người nông dân miền cao nguyên đất đỏ.
Ngày nay, đất chật người đông, cỏ hồng được thay bằng những vạt cà phê, cao su, mì... Đó là cả một công phu khó nhọc cải tạo đất của nhà nông. Những triền cỏ đẹp mơ hồ theo thời gian chuyển dần thành vườn cây công nghiệp. Cây rộng ra, cỏ hồng thu lại!
Cỏ hồng, từ chỗ hoang vu thừa thãi không rõ tự bao giờ đã trở thành của hiếm trong những khu thắng cảnh, thành ước ao của những con người quanh năm chật vật mưu sinh!
PHẠM ĐỨC LONG

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.