Kon Ka Kinh: Vững vàng tới tương lai

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Với lợi thế là vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới cao nguyên Kon Hà Nừng, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh tích cực quảng bá, giới thiệu với bạn bè thế giới những giá trị về đa dạng sinh học cũng như nỗ lực bảo tồn thiên nhiên.

Hơn 20 năm kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 167/2002/QĐ-TTg về chuyển Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Ka Kinh thành Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh (25-11-2002), các thế hệ cán bộ, nhân viên nơi đây đã đóng góp công sức, trí tuệ bảo vệ, giữ gìn màu xanh của những cánh rừng, góp phần phát huy giá trị “kho di sản thiên nhiên” trên vùng đất Tây Nguyên, xứng tầm là Vườn Di sản ASEAN.

Bảo tồn đa dạng sinh học

Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh có diện tích vùng lõi rộng hơn 42.000 ha, nằm trên cao nguyên Pleiku ở vùng núi Trung Trường Sơn gồm nhiều dãy núi có độ cao trung bình 1.200-1.500 m. Trong đó, đỉnh Kon Ka Kinh cao 1.748 m được ví là “nóc nhà của Gia Lai”. Vùng đệm có diện tích hơn 15.000 ha, trải rộng trên địa bàn 3 huyện: Kbang, Đak Đoa và Mang Yang. Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh nằm trong hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam, có quy mô và tầm quan trọng to lớn đối với công tác bảo tồn thiên nhiên cũng như nghiên cứu khoa học.

Voọc chà vá chân xám là loại linh trưởng đặc hữu của Việt Nam tập trung nhiều ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. Ảnh: Minh Phương

Voọc chà vá chân xám là loại linh trưởng đặc hữu của Việt Nam tập trung nhiều ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. Ảnh: Minh Phương

Những năm qua, Ban Giám đốc Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý rừng bền vững, bảo vệ giá trị đa dạng sinh học. Vườn đã hợp tác với các tổ chức, nhà khoa học trong nước và quốc tế thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học; thu thập hàng ngàn mẫu tiêu bản động-thực vật phục vụ công tác bảo tồn, đa dạng sinh học. Cùng với đó là triển khai nhiều đề tài có ý nghĩa khoa học môi trường và tính ứng dụng thực tiễn cao như: “Xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học động-thực vật ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh và đề xuất biện pháp bảo tồn giai đoạn 2014-2017”; “Nghiên cứu đặc tính sinh thái của loài voọc chà vá chân xám”; “Dự án hỗ trợ bảo tồn thiên nhiên tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh”… Đặc biệt, từ năm 2014 đến nay, Vườn ký kết hợp tác với Hội Động vật học Frankfurt tại Việt Nam triển khai thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật, trang-thiết bị và một phần kinh phí bảo tồn thiên nhiên; nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ trong việc tuần tra, truy quét, giám sát đa dạng sinh học; tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân và học sinh THCS ở các xã vùng đệm.

Tặng hoa, kỷ niệm chương cho nguyên lãnh đạo Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh qua các thời kỳ đã có nhiều đóng góp tích cực nhân kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập. Ảnh: Minh Phương

Tặng hoa, kỷ niệm chương cho nguyên lãnh đạo Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh qua các thời kỳ đã có nhiều đóng góp tích cực nhân kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập. Ảnh: Minh Phương

Tiến sĩ Hà Thăng Long-Trưởng Văn phòng Hội Động vật Frankfurt tại Việt Nam-khẳng định: Kon Ka Kinh chứa đựng giá trị đa dạng sinh học rất cao mà không phải vùng đất nào cũng có. “Với nguồn lực, kinh nghiệm tổ chức các hoạt động bảo tồn thiên nhiên hàng chục năm qua, Hội mong muốn vừa thực hiện nhiệm vụ vừa hỗ trợ, vừa là cầu nối với các tổ chức phi chính phủ để mang lại nguồn lực tài chính và con người, góp phần bảo tồn bền vững hệ sinh thái rừng, giá trị đa dạng sinh học và hoạt động phát triển bền vững khu vực này. Hy vọng thời gian đến sẽ có nhiều chuyên gia quốc tế từ Đức cũng như các nước châu Âu đến tìm hiểu về con người văn hóa và thiên nhiên của vùng đất tươi đẹp này”-Tiến sĩ Long kỳ vọng.

Vững vàng hướng tới tương lai

Trao đổi với P.V, ông Ngô Văn Thắng-Phó Giám đốc phụ trách Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh-cho hay: Căn cứ các chức năng của Khu dự trữ sinh quyển là nghiên cứu khoa học, phát triển kinh tế-xã hội, Vườn sẽ tổ chức thực hiện theo hướng tiếp tục duy trì công tác quản lý bảo vệ, bảo tồn để phát triển giá trị đa dạng sinh học; phối hợp với chính quyền địa phương nâng cao nhận thức cộng đồng, tăng cường sinh kế cho người dân, ổn định phát triển kinh tế-xã hội trong vùng. Nâng cao nhận thức không chỉ ở cộng đồng địa phương mà còn cho thế hệ tương lai, cùng nhau xây dựng Vườn cũng như xây dựng Khu dự trữ sinh quyển thế giới cao nguyên Kon Hà Nừng ngày càng bền vững.

Cùng với đó, Vườn sẽ tập trung thực hiện các giải pháp bảo vệ nguyên vẹn diện tích rừng và tăng độ che phủ của rừng nhằm đảm bảo các mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững; bảo vệ và phát triển các nguồn gen động-thực vật rừng góp phần vào chiến lược quản lý hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam; bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững tài nguyên rừng. Đặc biệt là sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí dịch vụ môi trường rừng trong các hoạt động quản lý, bảo vệ rừng; tích cực thực hiện các chương trình hỗ trợ sinh kế cho người dân. Gắn kết các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội của địa phương thông qua phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, trồng cây dược liệu... nhằm cải thiện đời sống của người dân địa phương.

Nhân kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập (25/11/2002-25/11/2022), UBND tỉnh tặng cờ thi đua cho Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh; tặng bằng khen cho 2 tập thể, 3 cá nhân đã có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học rừng trên địa bàn tỉnh.

Mặt khác, Vườn tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia quản lý, bảo vệ rừng. Giai đoạn 2015-2020, đơn vị đã nâng diện tích giao khoán quản lý, bảo vệ rừng cho 26 nhóm hộ thuộc 18 cộng đồng thôn, làng đồng bào Bahnar sinh sống gần rừng với tổng diện tích 17.950 ha, đơn giá bình quân 350.000 đồng/ha/năm. Nguồn thu nhập từ việc nhận khoán đã giúp các hộ dân cải thiện đời sống, gắn bó hơn với rừng, qua đó từng bước làm thay đổi nhận thức và hành động của người dân. Minh chứng cụ thể là người dân vùng đệm từ việc đối đầu, chống phá lực lượng bảo vệ rừng, khai thác gỗ trái phép, săn bắn động vật hoang dã, lấn phá rừng làm nương rẫy gây ảnh hưởng xấu đến tài nguyên rừng, đa dạng sinh học và hệ sinh thái thì nay đã và đang chung tay với Vườn ngăn ngừa các hành vi xâm hại đến rừng.

Các em học sinh tham quan tìm hiểu về công tác bảo tồn, đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. Ảnh: Minh Phương

Các em học sinh tham quan tìm hiểu về công tác bảo tồn, đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. Ảnh: Minh Phương

Chặng đường 20 năm chưa phải là quá dài, nhưng chừng ấy thời gian cũng đã đủ nói lên sự tâm huyết, trách nhiệm và tình yêu với rừng của các thế hệ cán bộ, viên chức, người lao động Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh cùng đồng sức, đồng lòng làm giàu thêm “kho di sản thiên nhiên” trở thành niềm tự hào của Gia Lai, Tây Nguyên và Việt Nam.

Một ngày mới lại bắt đầu trên đỉnh Kon Ka Kinh, mở ra chặng đường phía trước với bao thời cơ, thuận lợi mới nhưng cũng nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, với những định hướng đúng đắn, sự cố gắng, nỗ lực và quyết tâm cao, tập thể cán bộ, viên chức, người lao động Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh luôn tin tưởng sẽ vượt qua mọi khó khăn, thử thách, tranh thủ tốt thời cơ để xây dựng Vườn Di sản ASEAN ngày càng phát triển toàn diện, đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Những năm qua, nhiều chính sách phát triển kinh tế-xã hội, an sinh xã hội, ba chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới (NTM), giảm nghèo bền vững, những chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được triển khai sâu rộng.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Tượng đài “Chiến sĩ bất khuất Vĩnh Trinh” ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam là một trong các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Phan. Ảnh: Tư liệu

Ký ức vỡ

Những gì không lặp lại sẽ dễ lãng quên. Người thân cũng thế, ký ức về một ai đó, sau thời gian dài không gặp sẽ bị im lìm, đóng băng. Một phần nào trong ký ức tôi tưởng chừng như thế, đã im ngủ hơn 14 năm qua tính từ ngày anh từ bỏ cõi trần gian phiền muộn này.

Mưu sinh truyền đời ở Chợ Lớn - Kỳ 5: Những thợ bạc danh tiếng

Mưu sinh truyền đời ở Chợ Lớn - Kỳ 5: Những thợ bạc danh tiếng

Nhà văn Sơn Nam từng hóm hỉnh: "Là nhà văn thì phải chấp nhận nghèo, nếu viết văn để làm giàu thì ở Sài Gòn, dân Chợ Lớn làm hết rồi, không tới mình đâu". Tất nhiên, "ông già Nam bộ" chỉ nói đùa nhưng chuyện dân Chợ Lớn làm đủ mọi ngành nghề và đều ăn nên làm ra là có thật. Trong đó có nghề thợ bạc.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Trên nền tảng dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, vùng đất Nam Tây Nguyên Lâm Đồng đã và đang mở rộng những miền quê tập trung tạo ra những mặt hàng có giá trị khác biệt, trong đó nổi trội với sản phẩm du lịch cộng đồng gắn xây dựng NTM, phát triển làng nghề ở địa phương.

Người Thái Bình bên dòng sông Ba

Người Thái Bình bên dòng sông Ba

(GLO)- Mỗi chiều, nhìn đàn cò trắng bay về ngang dòng sông Ba mênh mang sóng nước, ông Nguyễn Văn Để (86 tuổi) lại bâng khuâng nhớ về quê nhà. Tròn 40 năm rời quê hương Thái Bình vào vùng đất Krông Pa định cư, nỗi nhớ nguồn cội vẫn dâng đầy trong ông khi bắt gặp hình ảnh thân thuộc như vậy.

Đời chìm nước nổi…

Đời chìm nước nổi…

Thời điểm này, khu vực biên giới Tây Nam đang đỉnh lũ. Mùa nước nổi năm nay lượng nước sông Mê Kông đổ về Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn trung bình nhiều năm trước. Mùa nước nổi là lúc người dân vùng biên thức thâu đêm giăng lưới, thả câu tận hưởng lộc trời.