Kinh hoàng đại dịch châu chấu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
 
Châu chấu sa mạc được coi là nguy hiểm nhất trong các loài di cư gây hại. Ảnh: CNN
Cuộc chiến để ngăn chặn đại dịch châu chấu ở Đông Phi đang rất căng thẳng. Và đại dịch châu chấu nếu không được kiểm soát có thể đẩy hàng triệu người vào tình trạng đói.
Nguy hiểm nhất trong các loài di cư gây hại
Trong một trang trại ở miền trung Kenya, mọi người gõ nồi niều xoong chảo ầm ĩ để xua đuổi hằng hà sa số con châu chấu sa mạc đang tràn qua khu vực Đông Phi này. Hàng tỉ con châu chấu đã tàn phá cây cối, hoa màu và đồng cỏ tươi ở Kenya, Ethiopia và Somalia kể từ tháng 12 năm ngoái. Sự tàn phá của chúng đặt khu vực vào một mối đe dọa về an ninh lương thực lớn nhất trong nhiều thập kỷ qua.
Giờ đây, sau nhiều tuần, lại một thế hệ châu chấu non mới sinh ra khi mùa thu hoạch bắt đầu. Lũ côn trùng này có khả năng tàn phá sinh kế của khoảng 20 triệu người vốn đã thiếu đói ở khu vực này, theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) của Liên Hợp Quốc.
Trong những tháng gần đây, do dịch bệnh COVID-19 mà những nỗ lực chống lại nạn châu chấu bị ảnh hưởng khi hàng không ngừng hoạt động, biên giới đóng cửa. Nó cũng làm chậm việc cung cấp các thiết bị quan trọng, cản trở nỗ lực của các chuyên gia quốc tế đang tìm cách tham gia "chiến đấu" chống lại loài di cư gây hại này. Nếu không được ngăn chặn, số lượng châu chấu có thể tăng lên tới 400 lần vào tháng 6, có thể sẽ thành đại dịch vào cuối năm nay.
Châu chấu sa mạc được coi là loài nguy hiểm nhất trong số tất cả loài di cư gây hại vì khả năng sinh sản nhanh và tốc độ tàn phá mùa màng. Con trưởng thành có kích cỡ bằng ngón tay trỏ của người lớn. Một con châu chấu cái có thể đẻ hơn 150 quả trứng trong một bọc trứng. Sau khoảng 2 tuần, trứng nở thành những con châu chấu non gọi là "hopper". Những con hopper không cánh phát triển trong một tháng trước khi có thể bay, trưởng thành rồi lại đẻ trứng. Những con châu chấu trưởng thành sống đơn độc có màu xanh lá cây hoặc nâu để phù hợp với môi trường xung quanh.
Khi nguồn thức ăn dồi dào, châu chấu sa mạc sinh sôi nảy nở và gia nhập vào giai đoạn gọi là sống bầy đàn. Khi giai đoạn này bắt đầu, chúng chuyển sang màu hồng. Lúc tiếp tục phát triển và trở thành đàn lớn, dày đặc hơn, chúng cũng thay đổi hành vi để hoạt động theo nhóm và bầy đàn. Một bầy có thể có tới 80 triệu con trên mỗi km vuông và di cư trong một phạm vi rộng lớn. Vào thời điểm này, châu chấu trưởng thành hoàn toàn và cuối cùng đổi sang màu vàng.
Chu kỳ sinh sản từ trứng thành châu chấu trưởng thành mất khoảng 3 tháng và có thể tăng đàn gấp 20 lần. Nghĩa là chúng có thể tăng lên 400 lần sau 6 tháng và 8.000 lần sau 9 tháng. Một con châu chấu trưởng thành trong đàn có thể ăn số thức ăn trong thảm thực vật bằng trọng lượng của nó.
 
Người dân Đông Phi đang phải vật lộn chống chọi với nạn châu chấu sa mạc. Ảnh: CNN
Nguy cơ mất an ninh lương thực nghiêm trọng
Ở Đông Phi, lũ châu chấu đói đã tàn phá đồng cỏ và các vùng đất đai hoa màu trụi đến tận gốc. Trong khi đó, hàng triệu người ở đây sống dựa vào nông nghiệp và đất đai mùa vụ. Theo CNN, dự báo tồi tệ nhất trong năm 2020, ít nhất 40 triệu người ở các quốc gia bị châu chấu hoành hành đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng.
Ở Kenya, ít nhất 173.000 mẫu Anh (70.000ha) đất đai hoa màu bị tàn phá vào tháng 1 năm nay. Đây là nạn châu chấu tồi tệ nhất tại đất nước này trong vòng 70 năm qua. Keith Cressman - quan chức cấp cao của FAO - cho biết, một bầy châu chấu khổng lồ chiếm diện tích 37 dặm dài (60km) và 24 dặm ngang (38km) được phát hiện ở phía bắc Kenya hồi tháng 1.
Châu chấu sa mạc là loài di cư gây hại lâu đời nhất trên thế giới. Châu chấu sa mạc có thể bay 150km mỗi ngày và ăn hết số thực phẩm dành cho 35.000 người chỉ trong một ngày. Các hiện tượng thời tiết cực đoan liên quan đến biến đổi khí hậu đã tạo ra tai họa chưa từng có trong thời gian gần đây, theo Liên Hợp Quốc.
Những cơn mưa lớn thường xuyên đổ xuống bán đảo Arab do số lượng lốc xoáy tăng lên kể từ năm 2018 đã tạo ra một môi trường sinh sản hoàn hảo cho loài này. Ba thế hệ châu chấu phát triển mạnh ở bán đảo không được kiểm soát và không bị phát hiện, FAO cho hay. Một số di chuyển về phía đông Pakistan. Một số lượng lớn bầy đàn bắt đầu phát triển mạnh ở Yemen - nơi chiến tranh khiến các nỗ lực dập dịch bị ảnh hưởng.
Trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 12.2019, những con châu chấu vượt qua Vịnh Aden, tràn vào Somali và Ethiopia và sinh sản kinh hoàng, hình thành nhiều bầy đàn mới. Từ tháng 10 đến tháng 12.2019, chúng từ phía đông Ethiopia và miền bắc Somalia vào Cộng hòa Djibouti, Kenya.
Năm nay, chúng tiếp tục lan rộng, sinh sản mạnh vào mùa mưa (bắt đầu vào tháng 3) ở các nước Đông Phi như Uganda, Tanzania và Nam Sudan. Những nước này có nền kinh tế yếu kém và mất an toàn an ninh lương thực nhất tại Châu Phi. FAO lo rằng, nạn châu chấu có thể lan xa tới Tây Phi vào mùa hè này.
Nếu nạn châu chấu không được kiểm soát, ước tính thiệt hại có thể lên tới 8,5 tỉ USD vào cuối năm nay, Ngân hàng Thế giới cho hay. Ethiopia dự kiến sẽ đối mặt một năm tồi tệ nhất.
Mùa gieo trồng thì bắt đầu vào tháng 5 và các nhà chức trách đã đề ra thời hạn kiểm soát nạn này. Bởi nếu không kiểm soát được, vô số con châu chấu non sẽ lại cất cánh lên không trung vào tháng 6 và tháng 7. Khi đó, biện pháp phun diệt từ trên không mới là hiệu quả nhất. Một chiếc máy bay phun thuốc diệt châu chấu có thể giết chết 2 đến 3 bầy mỗi ngày, theo FAO. Kenya có 5 máy bay phun thuốc, có khả năng giết chết tới 18 đàn mỗi ngày. Theo đó, tính đến ngày 13.5, hơn 400.000ha đã được phun thuốc diệt trừ châu chấu tại các nước ở các khu vực trên.
Nếu không có thêm nguồn kinh phí và nguồn cung cấp thuốc diệt trừ, nạn châu chấu có thể gây ra thảm họa cho hàng triệu người ở cộng đồng nông thôn và khu vực đồng cỏ ở Đông Phi - nơi vốn vẫn quay cuồng với tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng do hạn hán và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác vào năm 2019. Cộng với đại dịch bệnh COVID-19 dẫn đến lương thực tăng giá, thì thảm trạng ở Đông Phi càng tệ - nơi 27 triệu người sống nhờ vào hỗ trợ lương thực hàng ngày.
Trung tâm Ứng dụng và Dự báo Khí hậu có trụ sở tại Nairobi cho hay, châu chấu đang "xâm chiếm khu vực Đông Phi với những đàn đặc biệt lớn chưa từng thấy trước đây". Theo ông Kenneth Mwangi - một nhà phân tích thông tin vệ tinh tại trung tâm này, những bầy châu chấu mới bao gồm những con non mới trưởng thành rất phàm ăn.
"Mọi người đều nhắc đến bọn con châu chấu này. Một khi chúng đáp xuống khu vườn của bạn, chúng sẽ phá hủy tất cả. Một số người thậm chí sẽ nói với bạn rằng, châu chấu có sức tàn phá mạnh hơn virus SARS-CoV-2" - anh Yoweri Aboket, một nông dân ở Uganda, cho AP biết.
Tổ chức FAO dự kiến một đợt dịch châu chấu thứ 3 nữa sẽ xuất hiện vào cuối tháng 6 và tháng 7 - trùng với thời điểm bắt đầu mùa thu hoạch. Tổ chức này đã yêu cầu thế giới viện trợ 153 triệu USD, tăng từ 76 triệu USD, để chống lại dịch châu chấu. Cho đến nay, FAO mới chỉ nhận được 11 triệu USD tiền mặt hoặc các cam kết mặc dù những gì họ cần là phải có hành động khẩn cấp trước khi số lượng châu chấu bùng nổ trở lại.
Các chuyên gia cho rằng, biến đổi khí hậu sẽ càng khiến nạn châu chấu bùng phát tồi tệ hơn trong tương lai. Đối với những người nông dân như anh Chris Amerikwa chỉ dựa vào hạt lúa để nuôi sống bản thân và gia đình, thì anh không thể đủ khả năng đảm bảo cho tương lai.
Somalia và Ethiopia trực tiếp tuyên bố rằng, sản xuất nông nghiệp đã bị đình trệ hoàn toàn, và hàng triệu người đang gặp phải mối đe dọa lương thực chưa từng có. Theo FAO, dịch châu chấu cho thấy mối đe dọa chưa từng có đối với nguồn cung cấp thực phẩm và sinh kế.
HUYỀN ANH (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.
Dịch tả lại hoành hành châu Phi

Dịch tả lại hoành hành châu Phi

(GLO)-Ngày 17/3, TTXVN tại châu Phi dẫn thông tin từ Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) châu Phi cho biết trong đợt dịch tả đang bùng phát tại một số quốc gia thuộc châu lục này, giới chức y tế đã ghi nhận tổng cộng 53.660 ca mắc bệnh kể từ tháng 2 vừa qua đến nay, trong đó 1.282 ca tử vong.
ICC phát lệnh bắt tổng thống Nga

ICC phát lệnh bắt tổng thống Nga

(GLO)-Theo TASS, trong lệnh bắt ngày 17-3, Tòa hình sự quốc tế ( ICC) cho biết họ nghi ngờ ông Putin đã trục xuất bất hợp pháp trẻ em và đưa người bất hợp pháp từ lãnh thổ Ukraine sang Nga.