Khu đô thị Thủ Thiêm sau hơn 20 năm quy hoạch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau 21 năm được quy hoạch, Khu đô thị Thủ Thiêm (TP. HCM) đang hiện rõ hình hài với những trục đường lớn, nhiều cao ốc, biệt thự mọc lên.
 

 

Khu đô thị Thủ Thiêm nằm ở bán đảo Thủ Thiêm (quận 2, TP HCM), đối diện quận 1 qua bờ sông Sài Gòn, có tổng diện tích 657 ha. Được chính phủ phê duyệt từ năm 1996, bán đảo này được kỳ vọng trở thành trung tâm tài chính, thương mại mang tầm cỡ quốc tế và được kỳ vọng là đô thị đẹp nhất khu vực Đông Nam Á.

Để đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm này, TP HCM đã mất 10 năm để giải tỏa trắng gần như toàn bộ bán đảo Thủ Thiêm, khoảng 15.000 hộ dân đã di dời để nhường chỗ cho siêu dự án này. Thành phố cũng đã huy động gần 30.000 tỷ đồng để chi trả bồi thường, tái định cư.

 

 

Theo quy hoạch, khu đô thị được chia làm 5 khu vực chính: khu vực "lõi trung tâm", khu dân cư phía Bắc, khu dân cư dọc đại lộ Mai Chí Thọ, khu dân cư phía Đông, khu châu thổ phía Nam.
 

 

Đại lộ Mai Chí Thọ nối với đại lộ Võ Văn Kiệt qua hầm vượt sông Sài Gòn (trước đây gọi là đại lộ Đông Tây) là trục đường trung tâm khu đô thị Thủ Thiêm về các tỉnh phía Đông và Tây thành phố. Đai lộ dài khoảng 9 km, với 12 làn xe.
 

 

4 tuyến đường chính trong Khu đô thị Thủ Thiêm gồm: đại lộ vòng cung (6 làn xe); đường ven hồ trung tâm (4 làn xe); đường ven sông Sài Gòn (2 làn xe) và đường vùng châu thổ, tổng chiều dài gần 12 km bao gồm 10 cây cầu, trong đó có 2 cầu cạn. Những tuyến đường này đến nay đã dần rõ hình hài.
 

 

Phía Đông Khu đô thị Thủ Thiêm mặt bằng cũng đã được san lấp, các trục đường nội khu đô thị đang hình thành.
 

 

Tương tự, phía Tây khu đô thị cũng vừa san lấp mặt bằng, làm đường, xây dựng cao ốc... Vùng này tiếp giáp với Khu chế xuất Tân Thuận, cảng Bến Nghé ở quận 7.
 

 

Những con rạch dẫn nước chính ra sông Sài Gòn sẽ được nạo vét vừa để thoát nước, tạo cảnh quan cũng như dẫn nước khi hồ trung tâm được đào.
 

 

Hiện, mới chỉ có cầu Thủ Thiêm 1 nối quận Bình Thạnh với quận 2 được hoàn thành từ năm 2007 với 6 làn xe. Theo quy hoạch, sẽ có thêm cầu Thủ Thiêm 2,3,4 bắc qua sông Sài Gòn. Ngoài ra còn có một cầu đi bộ nối quận 1 với khu đô thị mới này.
 

 

Khu nhà ở phức hợp phía Đông đang được xây dựng. Hiện, các tòa nhà chung cư tái định cư Bình Khánh - nơi ở mới cho người dân nằm trong diện giải tỏa của dự án khu đô thị mới - đã hoàn thành và có cư dân sinh sống.
 

 

Dọc theo đại lộ Mai Chí Thọ, các dự án chung cư cao cấp, tòa nhà cao ốc, khu biệt thự... đã mọc lên. Theo quy hoạch, tổng dân số cư trú thường xuyên là 145.369 người, số người làm việc thường xuyên là 217.470 người và khách vãng lai là một triệu người (tối đa trong dịp lễ hội), văn phòng cho thuê dạng căn hộ là 1.719 người.
 

 

Một khu trũng được quy hoạch làm nơi phát triển sinh thái tại Thủ Thiêm. Hầu hết khu vực là đất trồng đước, các tuyến giao thông thủy được nạo vét để giữ nguyên hiện trạng.

Theo Vnexpress

Có thể bạn quan tâm

Cánh cổng rực rỡ hoa giấy của gia đình chị Nga Toàn 9lô 3.13 khu phố mới Hoa Lư-Phù Đổng (TP. Pleiku). Ảnh Hà Duy

Rực rỡ những cánh cổng hoa trên phố núi Pleiku

(GLO)- Cổng nhà là hạng mục vô cùng quan trọng đối với người Á Đông. Đó không chỉ là nơi phân chia không gian trong và ngoài mà nó còn là điểm nhấn cho ngôi nhà. Vì vậy, nhiều gia đình đã tô điểm cho những cánh cổng bằng những cây hoa rực rỡ, tạo nên vẻ đẹp lãng mạn rất riêng cho ngôi nhà của mình.

Gia Lai: Yêu cầu các địa phương thường xuyên rà soát đối tượng, nhu cầu vay vốn nhà ở xã hội

Gia Lai: Yêu cầu các địa phương thường xuyên rà soát đối tượng, nhu cầu vay vốn nhà ở xã hội

(GLO)- Ngày 28-3, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Công văn số 746/UBND-KTTH về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 24-5-2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới gắn với hoạt động tín dụng chính sách.

Đường Hai Bà Trưng (TP. Pleiku) được đầu tư nâng cấp ngày càng hiện đại và khang trang. Ảnh Minh Tiến

Pleiku khởi sắc từ hạ tầng giao thông

(GLO)-Thành phố Pleiku là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Gia Lai. 50 năm sau ngày giải phóng, phố núi đã khoác lên mình diện mạo mới của một đô thị trẻ giàu tiềm năng phát triển. Trong đó, đáng chú ý nhất là hạ tầng giao thông được đầu tư đồng bộ, hiện đại và khang trang.