Không vì Tết mà nể nang, xuê xoa!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đây là một trong những nội dung chỉ đạo mà ông Trương Hòa Bình-Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia - nêu tại lễ ra quân Năm An toàn giao thông 2021, tổ chức sáng 5-1.

Số vụ tai nạn giao thông (TNGT) lúc nào cũng tăng cao vào dịp lễ, Tết. Nói đâu xa, chỉ trong 3 ngày nghỉ Tết dương lịch vừa qua, toàn quốc đã xảy ra 67 vụ TNGT làm chết 40 người, 37 người bị thương, chưa kể nhiều hệ lụy khác.

Lễ, Tết thì đi lại nhiều nên TNGT tăng? Quá rõ. Lễ, Tết nên phải tham gia nhiều cuộc tụ hội ắt phải nhậu nhiều? Quá rõ. TNGT gây ra thiệt hại quá nhiều sinh mạng và hệ lụy cho đời sống? Quá rõ. Nhưng chúng ta cũng quá rõ rằng TNGT vẫn cứ xảy ra ở mức cao dù ai cũng sợ TNGT!

Cân phân mà nói, kể từ khi Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 24-2-2003 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; tiếp đó là Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 4-9-2012 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông, trật tự an toàn giao thông đã có rất nhiều chuyển biến tích cực trên mọi phương diện.

Cụ thể là trong giai đoạn 2016-2020, số vụ TNGT giảm gần 43%, số người chết giảm hơn 19%, số người bị thương giảm gần 54% so với giai đoạn 2011-2015. Đặc biệt, năm 2020, TNGT giảm sâu nhất trong 10 năm qua với số vụ giảm gần 18%, số người bị thương giảm gần 20%, số người chết giảm trên 12% và lần đầu tiên số người chết do TNGT giảm xuống dưới 7.000 người/năm.

Nhưng nghiêm túc nhìn nhận thì đúng như Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nhận xét là: "TNGT và ùn tắc giao thông đường bộ vẫn đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững về kinh tế, văn hóa, xã hội và hình ảnh của đất nước Việt Nam với bạn bè quốc tế".

Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến số vụ TNGT vẫn cao. Điều này đã được nhiều chuyên gia về an toàn giao thông phân tích. Mỗi chúng ta cũng đều có thể chỉ ra được một số những nguyên nhân đó. Cho nên, cái quan trọng bây giờ là phải hành động. Cá nhân hành động, chính quyền hành động, cả xã hội hành động.

Rất hay khi người đại diện cho Chính phủ đưa ra khẩu lệnh "Không vì Tết mà nể nang, xuê xoa". Nói nghe đơn giản vậy nhưng đây chính là một điểm nhấn quan trọng để kéo giảm TNGT nếu chúng ta làm được.

Nói thế là vì lâu nay vẫn phổ biến tình trạng cán bộ chức năng vì nể nang, vì xuê xoa mà có tình trạng xử nghiêm với người này mà bỏ qua lỗi cho người khác; kẻ ỷ thế, cậy quyền vì thế càng có dịp nghênh ngang, không coi tính mạng người khác ra gì. Đấy là chưa nói đến những đoàn "xe vua", "hung thần đường phố" lâu nay lộng hành gây ra bao thảm cảnh thì cũng là do cán bộ chức năng ngại không dám đụng vào. Thậm chí, chỉ một cuộc điện thoại thì phương tiện vi phạm đã được giải thoát?

Có nhiều biện pháp để kéo giảm TNGT nhưng cứ làm cho nghiêm khẩu lệnh này chắc chắn cũng sẽ rất có tác dụng. Mà không chỉ với TNGT, lĩnh vực nào trong đời sống cũng đều phải vậy, cứ "nể nang, xuê xoa" thì vi phạm không tràn lan mới lạ.

Theo Lương Duy Cường (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.