Không thể "delay" các tuyến bay quốc tế được nữa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

23:00 ngày 18.9, Vietnam Airlines bay chuyến thương mại tuyến Hà Nội - Nhật Bản, đây là chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ của Việt Nam sau khi tạm ngừng khai thác từ khi bùng phát dịch COVID-19.
 

 Nối lại các tuyến bay quốc tế sẽ tác động tích cực đến hàng không nội địa. Ảnh: Hải Nguyễn
Nối lại các tuyến bay quốc tế sẽ tác động tích cực đến hàng không nội địa. Ảnh: Hải Nguyễn


Đại diện Vietjet cho biết hãng đang khẩn trương mở lại mạng bay quốc tế đến Tokyo (Nhật Bản), Seoul (Hàn Quốc) và Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) từ ngày 29.9.

Hành khách khi thực hiện xuất cảnh tại Việt Nam cần có giấy chứng nhận âm tính với COVID-19 được cấp trong vòng 3 ngày trước khi thực hiện chuyến bay cũng như tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch y tế bắt buộc của nước sở tại.

Sau đó các hãng hàng không Việt Nam sẽ mở lại các đường bay đến Vientiane (Lào), Phnom Penh (Campuchia).

Trong thời gian qua, đã có nhiều cuộc họp bàn về mở lại đường bay quốc tế, nhưng Việt Nam suy xét cẩn thận, nên đã quyết định “delay”, bởi vì căn cứ vào tình hình thực tế, xét thấy chưa thực sự an toàn.

Nhưng sau lần bùng phát dịch thứ hai, Việt Nam chủ động kiểm soát dịch tốt, thì chúng ta không thể tiếp tục “delay” mà phải bay. Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam kiến nghị Chính phủ mở lại đường bay quốc tế với những nước đã kiểm soát được dịch COVID-19. Song song đó, ban hành quy trình phòng, chống dịch và kiểm soát lây nhiễm trong vận tải hàng không.

Phải nối lại các đường bay quốc tế để còn làm ăn. Thử hình dung kịch bản, cứ “bế quan” kéo dài, thì chúng ta sẽ đi về đâu. Phòng dịch tốt nhưng kinh tế xấu, doanh nghiệp phá sản ngày càng nhiều, người lao động thất nghiệp ngày càng tăng, hậu quả của nó không thể lường hết được.

Những lo ngại có thể bùng phát dịch khi nối lại các đường bay quốc tế là rất đúng, nhưng biết điều đó để đưa các biện pháp phòng ngừa, không phải biết để rồi bó gối ngồi chịu chết. Các quốc gia khác cũng vậy thôi, phòng dịch COVID-19 vẫn cứ phòng, nhưng làm ăn thì phải làm ăn.

Không chỉ chủ động bay quốc tế, mà Việt Nam cũng phải đón các hãng bay quốc tế đến. Chúng ta phải chủ động thỏa thuận với một số nước phòng dịch an toàn để kết nối hai chiều, đôi bên cùng có lợi. Tự cô lập mình trong ốc đảo thì khó có thể tăng trưởng kinh tế, mà bắt buộc phải dựa vào các hoạt động thương mại với thế giới.

Một số nước đồng thuận mở đường bay đến Việt Nam và thống nhất hành khách nhập cảnh phải cách ly và xét nghiệm COVID-19, chúng ta phải sẵn sàng mọi điều kiện để nắm bắt cơ hội phục hồi hàng không. Sớm mở cửa một ngày lợi một ngày, kết nối thêm một đường bay quốc tế sẽ góp phần phục hồi kinh tế sớm hơn.

Nối lại các tuyến bay quốc tế sẽ tác động tích cực đến hàng không nội địa. Chắc chắn như thế.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/khong-the-delay-cac-tuyen-bay-quoc-te-duoc-nua-837375.ldo
 

Theo LÊ THANH PHONG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Diện mạo hành chính mới tạo động lực để đất nước phát triển

Diện mạo hành chính mới tạo động lực để đất nước phát triển

(GLO)- Sau một thời gian gấp rút chuẩn bị, chỉ còn vài ngày nữa, đất nước ta chính thức bước vào cuộc chuyển mình vĩ đại nhất kể từ ngày thống nhất non sông. Sự thay đổi về mô hình chính quyền địa phương lần này sẽ đem lại diện mạo hành chính mới, tinh gọn, năng động, hiệu lực, hiệu quả.

Dân đồng tình ủng hộ, sao cán bộ lại tâm tư?

Dân đồng tình ủng hộ, sao cán bộ lại tâm tư?

(GLO)-Đó là câu hỏi mà Tổng Bí thư Tô Lâm đặt ra tại buổi làm việc với Đảng ủy MTTQ Việt Nam và các đoàn thể Trung ương vào sáng 23-6 khi có một bộ phận cán bộ băn khoăn, day dứt vì thực hiện sắp xếp các tổ chức Mặt trận, đoàn thể nói riêng và sắp xếp, sáp nhập bộ máy hệ thống chính trị nói chung.

Học kỹ, thi thật!

Học kỹ, thi thật!

Việc chuyển giao toàn bộ quy trình sát hạch, cấp, đổi bằng lái xe từ Bộ GTVT sang Bộ Công an, cụ thể là giao cho lực lượng CSGT đảm nhận, đánh dấu một bước ngoặt trong công tác quản lý người điều khiển phương tiện giao thông tại VN.

null