Không cực đoan trong phòng chống dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Như thống kê của Bộ Y tế, hai ngày gần đây sau kỳ nghỉ tết, một số nơi ca mắc Covid-19 mới ghi nhận có tăng.

Tuy nhiên, việc này đã được Bộ Y tế dự báo từ trước, vì cuối năm và trong kỳ nghỉ tết, việc người dân đi lại giao lưu giữa các địa phương, giữa các gia đình lớn, do đó chắc chắn có tiếp xúc giữa các F0 và số ca nhiễm mới sẽ tăng lên.

Đánh giá diễn biến dịch và việc tăng cường các biện pháp kiểm soát ngăn ngừa lây nhiễm là cần thiết, đặc biệt khi có dấu hiệu gia tăng. Tuy nhiên, cũng không vì vậy mà quá hoảng hốt, để vội vã đưa ra các biện pháp phòng dịch cực đoan, với các quy định ngăn cấm không phù hợp.

Trước đây, chúng ta từng áp dụng một số biện pháp “cứng rắn” để chống dịch vì khi đó chưa bao phủ vắc xin và hệ thống y tế quá tải do kinh nghiệm và năng lực điều trị chưa được tốt như hiện nay... Hiện tại, với thành quả của bao phủ vắc xin rộng; ý thức phòng dịch của người dân đã gần như được phổ cập; năng lực phòng chống dịch của hệ thống y tế được củng cố và đặc biệt là hệ thống y tế đã bớt nguy cơ quá tải do đa phần người mắc đã có thể cách ly, quản lý tại nhà, do đó việc áp dụng các biện pháp phòng dịch cần được thực hiện đúng với tinh thần Nghị quyết 128 của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế.

Trong giai đoạn này, hầu hết các địa phương đều đã thực hiện tốt chỉ đạo của Chính phủ về thích ứng linh hoạt để phát triển kinh tế; học sinh được trở lại trường học; và các biện pháp phòng dịch được đánh giá với quy mô đến tận xã, phường, thậm chí có thể quy mô nhỏ hơn. Việc này giúp cho các địa phương có biện pháp phù hợp, không ảnh hưởng đến sự phục hồi chung của nền kinh tế, đời sống người dân.

Chính phủ cũng đã có các công điện về việc đẩy nhanh hoàn thành tiêm vắc xin Covid-19; bảo đảm an toàn, hiệu quả công tác phòng chống dịch Covid-19 trong dịp Tết Nhâm Dần 2022, trong đó đã nêu rõ yêu cầu của Thủ tướng với các địa phương về việc thực hiện nghiêm Nghị quyết 128 của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế trong việc quy định và tổ chức thực hiện các biện pháp y tế, hành chính (như xét nghiệm, cách ly...) liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh, đi lại của người dân phải bảo đảm tính khoa học, thống nhất trong công tác phòng chống dịch Covid-19; không đặt ra những quy định về phòng chống dịch trái với hướng dẫn, quy định của Bộ Y tế, của Chính phủ, gây khó khăn không cần thiết cho người dân.

Với tinh thần đó, thay vì cấm đoán để phòng dịch thì các địa phương phải có biện pháp phòng chống chủ động như: đảm bảo bao phủ vắc xin đúng tiến độ; hướng dẫn, giám sát việc tuân thủ các quy định phòng chống dịch tại các điểm cung cấp dịch vụ; trong các đơn vị, trường học...; chủ động về kịch bản các phương án thu dung điều trị chứ không chỉ vì ca mắc vừa có xu hướng tăng mà đưa ra giải pháp phòng chống dịch cực đoan.

Vì vậy, phòng chống dịch Covid-19 lúc này là chuyển tư duy cấm đoán, zero Covid-19 sang chấp nhận ca mắc cộng đồng, cùng với phải kiểm soát rủi ro và phòng bệnh thực hiện chung sống nhưng vẫn đảm bảo an toàn với dịch.

PGS Trần Đắc Phu
Cố vấn cao cấp
Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam


(Dẫn nguồn TNO)

 

Có thể bạn quan tâm

Xe dù chui lọt lỗ kim

Xe dù chui lọt lỗ kim

Những năm qua, lực lượng chức năng cũng như các ban ngành hữu trách đã đề ra một số biện pháp nhằm dẹp bỏ loại 'xe dù, bến cóc', nhất là tại khu vực trung tâm, thì căn bệnh trầm kha này lại 'di căn' ra đến khu vực đường dẫn cao tốc.

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.