Khói sớm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những ngày này, tôi lại nhớ đến vệt khói sớm mai vương lên sau cái chái bếp nhỏ của ngày thơ ấu. Ngày ấy, bà luôn dậy sớm, bởi người già thường ít ngủ. Bà lụi hụi nhóm bếp, đặt một ấm nước lên trước rồi mới bắt đầu đi hái lá chè xanh và rửa khoai. Nước vừa sôi, bà lo hãm xong ấm chè xanh, rồi mới hì hụi bắc tiếp nồi khoai, khói bếp vẽ lên những vệt màu lam nhạt trong nắng mới.
Lúc cả nhà dậy, nồi khoai lang luộc nghi ngút khói được trút ra rổ để kịp ăn sáng, bố mẹ tất bật đi làm, chúng tôi hối hả đi học, ăn không kịp thì nhét vào cặp rồi vội vàng chạy. Nhưng mỗi người trong nhà lại có một sở thích khác nhau, đám con trẻ thì thích ăn khoai bột, là thứ khoai mới được dỡ, bột bở tơi, chỉ cần tham lam cắn miếng to một chút thể nào cũng nghẹn, nếu không kịp chiêu ngụm nước để cho trôi miếng khoai bột xuống thì cũng nấc nghẹn đến đỏ mặt.
Và chỉ có đám trẻ con mới cho tay vào rổ mà đảo, mà chọn củ to, củ nhỏ, củ bột, củ dẻo. Mà muốn biết khoai bột hay dẻo thì phải bẻ đôi ra. Thế nên mặt hai đứa em bí xị, phụng phịu đòi các anh chị đổi cho, đổi không được chúng nghĩ ra trò lấy tăm gắn hai nửa củ khoai lại, rồi len lén bỏ lại vào rổ. Bố mẹ ăn khoai lẫn tăm vài lần liền cho hai đứa nghịch ngợm vài roi.
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Bà và bố mẹ thì thích ăn khoai dẻo, loại khoai cứ phải để gầm chạn lâu lâu cho héo củ, bột khoai kéo lại dẻo sánh vàng hết cả ruột mà bà thường bảo là khoai kéo mật. Ăn không hết, bà lại cặm cụi ngồi thái lát mỏng, sắp đầy lên mặt dần, mặt sàng, trưa nắng to đem ra phơi là buổi chiều có khoai deo cho đám cháu lười ăn bỏ túi.
Thứ khoai deo phơi khô này càng mật, càng dẻo thì phơi càng dai càng ngon. Với lũ trẻ, chỉ cần có khoai deo dằn túi mang theo đi học là đến buổi ra chơi có cả đám bạn xúm đen xúm đỏ lại chìa tay xin được một miếng, không đủ thì lại cấu véo ra chia nhau.
Những vệt khói bếp của bà vẫn cứ miệt mài mỗi buổi sớm, đám cháu cứ thích nằm rốn trong chăn để nghe tiếng gió rít đầu hồi, nghe tiếng chân bà đi lại trong bếp. Để một thoáng yêu thương nào đấy dâng lên ngập lòng liền chạy xuống, ngồi kề bên bà hơ tay cho ấm áp.
Bếp lửa bập bùng soi bóng bà và cháu, những sớm mai cứ thế bình lặng trôi qua trong tuổi thơ với những bữa ăn sáng giản đơn như vậy. Để có ngày gió lạnh lùa về như hôm nay, cái bếp gas xanh lửa không thể nhóm lên những vệt khói như của bà ngày xưa ấy, nhưng tiếng gió và những chăm chút yêu thương đó dường như vẫn được tiếp nối khi ngày vẫn nối ngày trong tâm tưởng trôi qua.
LÊ THỊ KIM SƠN

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.