Khơi dậy tinh thần vươn lên thoát nghèo (bài 2): Liên kết, đưa vùng nghèo phát triển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhờ làm tốt vai trò cầu nối giữa nông dân và doanh nghiệp, giữa sản xuất và tiêu thụ nên nhiều hợp tác xã (HTX) kiểu mới tại các huyện, xã nghèo đã có sự phát triển, bứt phá mạnh mẽ.
Đưa chuối Laba đi Nhật
Chuối Laba là loại cây được người Pháp đưa về trồng ở Lâm Đồng khoảng 100 năm trước. Trái cây có sự nổi trội hơn so với các giống chuối thông thường vì mùi thơm đặc biệt, chuối dẻo và ngọt. Trong quá khứ, nông sản này từng được tiến vua. 
Thế nhưng, khi đưa sản phẩm mới này vào trồng ở xã Đạ K'Nàng, anh Nguyễn Huy Phương - Giám đốc HTX Laba Banana Đạ K'Nàng đã phải đắn đo, suy nghĩ rất nhiều trước khi đưa ra quyết định.
 
Ông Nguyễn Huy Phương - Giám đốc HTX Laba Banana Đạ K’Nàng (áo sẫm) giới thiệu về mô hình trồng chuối mang lại thu nhập cao cho người dân tại huyện Đam Rông.
Ông Nguyễn Huy Phương - Giám đốc HTX Laba Banana Đạ K’Nàng (áo sẫm) giới thiệu về mô hình trồng chuối mang lại thu nhập cao cho người dân tại huyện Đam Rông.
"Người Nhật rất khắt khe trong khâu chăm sóc, đặc biệt họ đặt chất lượng của sản phẩm lên hàng đầu. Chính vì vậy, mọi quy trình của chúng tôi hiện tại đều được khép kín để sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Hiện HTX Laba Banana Đạ K'Nàng có 7 thành viên, với khoảng 15ha".
Anh Nguyễn Huy Phương
Giơ tay chỉ những buồng chuối xanh mướt, anh Phương trải lòng: "Thời gian tôi bắt đầu mua cây giống về trồng, cũng là thời điểm chuối tại Đồng Nai, Tây Ninh đang không bán được, đổ đi cho bò ăn. Thế nhưng, vợ chồng tôi vẫn quyết định làm".
Trời không phụ lòng người, đầu năm 2018, những chuyên gia cũng như doanh nghiệp ở Nhật Bản biết đến danh tiếng của chuối Laba tại Lâm Đồng nên đã tìm đến huyện Đam Rông.
"Người ta rất bất ngờ với kết quả xét nghiệm. Cây chuối Laba rất phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tại Đạ K'Nàng. Từ cuối năm 2019 vừa qua, chúng tôi đã xuất khẩu trực tiếp với khối lượng 1 tháng 4 container, mỗi container khoảng 15 tấn" - anh Phương vui mừng nói. 
Đến nay, mỗi tháng HTX Laba Banana Đạ K'Nàng xuất khẩu trực tiếp chuối Laba qua Nhật Bản, sản lượng khoảng 60 tấn.
Hợp tác trồng sả, thu nhập tăng 6-8 lần
Trồng sả Java để lấy tinh dầu cho hiệu quả gấp 6 - 8 lần so với cây ngô, cây lúa nương, mở ra triển vọng phát triển kinh tế mới, góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nông dân địa phương. 
Đó là mô hình liên kết giữa HTX Hương Chanh (huyện Trạm Tấu) với HTX Thanh Tùng (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) và HTX Hướng Nghiệp (huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai).
Ông Lò Văn Chanh - Giám đốc HTX Hương Chanh, xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu cho biết, nhận thấy việc trồng sả lấy tinh dầu phù hợp với thổ nhưỡng và có thể phát huy tiềm lực về đất đai, lao động trên địa bàn, cuối năm 2018, HTX Hương Chanh, HTX Thanh Tùng và HTX Hướng Nghiệp đã liên kết sản xuất, khuyến khích bà con trồng sả lấy tinh dầu trên vùng đất trồng ngô, lúa nương cho năng suất thấp. Đồng thời, HTX cấp giống miễn phí cho bà con và thu mua toàn bộ lá nguyên liệu. 
Đến nay, mô hình liên kết trồng, sản xuất tinh dầu sả của HTX Hương Chanh đã thu được kết quả bước đầu. Với trên
20ha sả trồng tại 2 xã Hát Lừu và Bản Công (huyện Trạm Tấu), cây sả phát triển rất tốt và lứa đầu cho thu hoạch được khoảng 600kg lá khô/ha; tổng sản lượng thu lứa đầu đạt 6 tấn lá tươi.
Bên cạnh diện tích sả trồng tại Trạm Tấu, HTX Hương Chanh còn liên kết với HTX Hướng Nghiệp trồng 28ha sả tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai; xây dựng xưởng chưng cất tinh dầu tại xã Tân An, huyện Văn Bàn và ký hợp đồng cung cấp, bao tiêu sản phẩm ổn định lâu dài với đối tác Trung Quốc trong vòng 10 năm.
Chia sẻ với chúng tôi về kế hoạch trong thời gian tới, ông Lò Văn Chanh - Giám đốc HTX Hương Chanh cho biết, để chủ động về nguyên liệu đầu vào, HTX có kế hoạch liên kết với HTX Hướng Nghiệp tiếp tục mở rộng vùng trồng sả tại huyện Văn Bàn (Lào Cai) và huyện Văn Yên (Yên Bái); xây dựng Dự án mở rộng quy mô trồng xả tại huyện Trạm Tấu lên 500 ha đến năm 2020.
Theo Dân Việt

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.