Khởi công xây dựng cầu Rạch Miễu 2

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sáng 29/3, tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, Bộ Giao thông vận tải phối hợp UBND hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre tổ chức lễ khởi công dự án đầu tư, xây dựng công trình cầu Rạch Miễu 2. Đây là cây cầu thứ 2 bắc qua sông Tiền nối liền hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre.
 

 Lãnh đạo Đảng và Nhà nước thực hiện nghi thức khởi công công trình cầu Rạch Miễu 2.
Lãnh đạo Đảng và Nhà nước thực hiện nghi thức khởi công công trình cầu Rạch Miễu 2.


Dự lễ có nguyên Ủy viên Bộ Chính Trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ; Lê Đức Thọ, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre; Bùi Văn Nghiêm, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, địa phương và nhân dân hai tỉnh Tiền Giang, Bến Tre.

Dự án Cầu Rạch Miễu 2 cách cầu Rạch Miễu hiện hữu khoảng 3,8 km về phía thượng lưu, có tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 17,6 km. Trong đó, chiều dài các cầu dẫn khoảng 2 km, chiều rộng 20,5m; phần cầu vượt luồng chính sông Tiền được thiết kế cầu dây văng với nhịp chính dài 270m, bề rộng mặt cầu 17,5m với quy mô 6 làn xe (4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ), vận tốc thiết kế 80 km/h. Tổng kinh phí đầu tư, xây dựng hơn 5.175 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương. Thời gian thực hiện dự án dự kiến từ tháng 3/2022 đến năm 2025.

 

 Đồng chí Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, phát biểu tại buổi lễ.
Đồng chí Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, phát biểu tại buổi lễ.


Phát biểu tại lễ khởi công, đồng chí Lê Minh Khái cho rằng, đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, có diện tích rộng, đất đai trù phú, lực lượng lao động dồi dào, rất thuận lợi trong việc phát triển nông nghiệp chất lượng cao, nuôi trồng thủy, hải sản quy mô lớn. Đảng, Nhà nước xác định rất rõ tầm quan trọng của vùng và đã ban hành nhiều quyết sách đánh giá tiềm năng, lợi thế của vùng kèm theo nhiều cơ chế, chính sách để phát triển đồng bằng sông Cửu Long.

Từ khi cầu Cổ Chiên đưa vào sử dụng, lưu lượng phương tiện lưu thông trên quốc lộ 60 tăng đột biến, cầu Rạch Miễu hiện tại trở thành nút thắt, thường xuyên ùn tắc giao thông, nhất là vào giờ cao điểm, không đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của các tỉnh trong khu vực. Vì vậy, để từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông trong khu vực, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng cao trên tuyến quốc lộ 60, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của hai tỉnh Tiền Giang, Bến Tre nói riêng và khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án cầu Rạch Miễu 2; Bộ Giao thông vận tải cũng đã phê duyệt dự án này.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Ban Quản lý Dự án quyết liệt đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng dự án. Chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức giải pháp thi công khoa học, phấn đấu rút ngắn thời gian hoàn thành dự án so với kế hoạch, bảo đảm chất lượng, hiệu quả và tuyệt đối an toàn.

UBND các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường hỗ trợ tái định cư đối với phần phạm vi dự án trên địa bàn theo đúng quy định của pháp luật; không ngừng chăm lo đời sống, kinh tế người dân khu vực tái định cư để người dân ổn định cuộc sống và tiếp tục ủng hộ chủ trương đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cũng yêu cầu nhà thầu dự án nêu cao tinh thần trách nhiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao và hợp đồng đã cam kết; không ngừng cải tiến phương pháp làm việc, huy động trang thiết bị và công nghệ hiện đại tham gia thi công xây dựng nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp, góp phần tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động, bảo vệ môi trường, không để chậm tiến độ dự án, phấn đấu hoàn thành vượt tiến độ đã đề ra nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

Theo HOÀNG TRUNG  (NDĐT)
 

Có thể bạn quan tâm

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Khép lại một năm với sự phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, nhiều nhận định cho rằng năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Đằng sau mỗi công trình 'cán đích'

Đằng sau mỗi công trình 'cán đích'

Ở thời điểm hiện tại, nhiều dự án cầu, đường tại TP.HCM đang chạy đua về đích mừng năm mới. Đi kèm với đó là sự thở phào nhẹ nhõm, vui mừng phấn khởi của rất nhiều người dân TP nói chung và người dân khu vực đó nói riêng.