Khởi công xây dựng Cảng Sài Gòn- Hiệp Phước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các đơn vị thi công khởi công xây dựng Cảng Sài Gòn-Hiệp Phước.
Các đơn vị thi công khởi công xây dựng Cảng Sài Gòn- Hiệp Phước.
Ngày 16-5, Cảng Sài Gòn đã tổ chức Lễ khởi công dự án Cảng Sài Gòn- Hiệp Phước, phục vụ di dời khu cảng Nhà Rồng- Khánh Hội.

Dự án Cảng Sài Gòn- Hiệp Phước nằm trên sông Soài Rạp thuộc huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh có tổng mức đầu tư 2.735 tỷ đồng.
Tổng diện tích mặt bằng là 100ha, chiều dài bến khoảng 1.800m với năng lực thông qua khoảng 18 triệu tấn hàng hóa/năm, tiếp nhận tàu có trọng tải đến 50.000 DWT, được đầu tư xây dựng trở thành một cảng biển hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Sau khi hoàn thành, Cảng mới sẽ trở thành cửa ngõ thông thương hàng hóa xuất nhập khẩu của thành phố và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, góp phần xây dựng khu Nam thành phố Hồ Chí Minh thành khu đô thị cảng, tạo tiền đề quan trọng để thành phố phát triển hướng ra biển Đông.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh, cùng với các dự án cảng lớn khác trong khu vực, Cảng Sài Gòn-Hiệp Phước sẽ giúp nâng cao năng lực và chất lượng dịch vụ cảng biển Việt Nam theo chuẩn mực cao, cạnh tranh được với khu vực và quốc tế.
Phó Thủ tướng yêu cầu chủ đầu tư, ban quản lý dự án và các đơn vị liên quan cần phối hợp chặt chẽ để đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình, an toàn lao động cũng như bảo vệ môi trường.
Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai hiện có 6 nông hội thuộc lĩnh vực ngành, nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, rượu ghè). Ảnh: Hà Duy

Đẩy mạnh phát triển mô hình nông hội để nâng chất lượng sản phẩm địa phương

(GLO)- Gia Lai hiện có 168 mô hình nông hội, trong đó, nhiều nông hội hoạt động hiệu quả đã góp nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, giúp đời sống hội viên được nâng lên. Tuy nhiên, còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc triển mô hình nông hội nên hoạt động thiếu hiệu quả.

Để kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm, Siêu thị Co.op Mart Pleiku đang triển khai nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn hỗ trợ người tiêu dùng mua sắm. Ảnh: V.T

Chủ động nguồn hàng phục vụ Tết

(GLO)- Nhằm bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa trên thị trường, không để xảy ra tình trạng khan hàng, tăng giá đột biến trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các doanh nghiệp tại Gia Lai đã chủ động nguồn hàng để phục vụ người tiêu dùng với mức giá bình ổn.

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.