Khó khăn trên đống tiền

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Chỉ tính từ đầu năm tới nay, Chính phủ đã có tới 4 - 5 cuộc họp để thúc đẩy giải ngân đầu tư công, nhưng tới buổi họp thường kỳ Chính phủ mới nhất trong vài ngày trước, tình hình vẫn không tiến triển.

Đến mức, Thủ tướng Phạm Minh Chính còn phải thốt lên: “Đặc biệt, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức như hiện nay, tình trạng tiền để đấy không tiêu được là rất xót ruột và sốt ruột”, và yêu cầu các bộ, ngành địa phương thẳng thắn phân tích các nguyên nhân, vướng mắc, giải pháp khắc phục tình trạng này.

Lật lại lịch sử có thể thấy, chậm trễ giải ngân đầu tư công là căn bệnh nan y, căn bệnh trầm kha và mãn tính tồn tại hết năm này qua năm khác. Nó làm chậm tiến độ, đội vốn hàng loạt các công trình trọng điểm, gây lãng phí thời gian, tiền bạc, công sức; ảnh hưởng hạ tầng cơ sở, kéo trì sự phát triển của đất nước. Hy hữu một số dự án còn bị nhà đầu tư, nhà thầu nước ngoài kiện, bắt đền bù, gây ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh cũng như việc thu hút vốn ODA... Nói cách khác, hậu quả của giải ngân đầu tư công chậm là rất rất lớn.

Vậy tại sao Thủ tướng Phạm Minh Chính vẫn đặc biệt nhấn mạnh bối cảnh hiện nay để “xót ruột và sốt ruột”? Chính phủ lại liên tục họp hành đốc thúc? Xin thưa, bởi bối cảnh hiện nay là bối cảnh chưa từng có trong lịch sử. Đại dịch khốc liệt kéo dài suốt gần 3 năm, đất nước có lúc phải “đóng cửa” để phòng, chống lây lan; chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy; thị trường lớn nhất của nông sản Việt Nam là Trung Quốc đến thời điểm này vẫn chưa thực sự thông thương vì chính sách zero Covid-19. Dịch chưa qua thì tình hình Nga - Ukraine lại gây nên cơn bão giá nguyên vật liệu trên toàn cầu. Là nền kinh tế mở, Việt Nam bị tác động nặng nề, “sức khỏe” của người dân - doanh nghiệp bị bào mòn đến kiệt cùng.

Trong bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước đã xác định, đầu tư công phải vươn lên dẫn dắt để đưa nền kinh tế vượt bão. Gói phục hồi kinh tế lớn nhất trong lịch sử trị giá 340.000 tỉ đồng đã được phê duyệt. Cả đất nước đang kỳ vọng vốn chảy vào các dự án trọng điểm quốc gia sẽ tạo ra công ăn việc làm cho hàng vạn, hàng triệu người lao động; sử dụng khối lượng lớn nguyên vật liệu xây dựng sẽ kích hoạt một loạt ngành sản xuất tăng công suất; giảm thuế, phí cũng như ưu đãi hỗ trợ lãi suất, vốn vay sẽ giúp người dân, doanh nghiệp từ từ bình phục... Có thể nói, gói hỗ trợ đã được tính toán rất kỹ để tác động cả phía cung và phía cầu, đồng bộ nhịp nhàng đưa nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng. Nhưng tất cả kế hoạch đó, tính toán đó, kỳ vọng đó gần như bị vô hiệu hóa bởi giải ngân ì ạch. Nguồn lực không thiếu mà dự án, công trình vẫn án binh bất động thì bảo sao Thủ tướng không “xót ruột và sốt ruột”?

Vấn đề đáng nói là nguyên nhân loanh quanh cũng chỉ có một, vướng thể chế, cơ chế. Nhưng cơ chế, thể chế là do con người đặt ra. Chưa kể trong bối cảnh đặc biệt, chúng ta còn có cơ chế đặc thù để giải quyết các vướng mắc, khó khăn. Chưa kể cũng cơ chế đó, bối cảnh đó, vẫn có những địa phương giải ngân đạt kế hoạch. Vậy thì vấn đề nằm ở đâu? Có lẽ chính là con người, là năng lực, là trách nhiệm.

Có một hiện tượng được người dân, doanh nghiệp phản ánh rất nhiều thời gian qua là tình trạng cán bộ sợ trách nhiệm, không dám ký, đùn qua đẩy lại từ việc nhỏ tới việc lớn. Thế nên, giải ngân đầu tư công mà không truy trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm người đứng đầu thì rất khó để đẩy mạnh.

Lẽ nào chúng ta lại cứ để nền kinh tế khó khăn trên đống tiền không thể tiêu như thế này mãi được?

 

Theo NGUYÊN KHANH (TNO)

 

Có thể bạn quan tâm

Khi nghệ sỹ vượt qua lằn ranh tối kị

Khi nghệ sỹ vượt qua lằn ranh tối kị

Khi thông tin Công an Thành phố Hồ Chí Minh khởi tố trên 1.000 bị can liên quan đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy từ Pháp về Việt Nam, trong đó có cả người mẫu, diễn viên, ca sĩ và những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội (KOL), dư luận đã giật mình.

Đưa lao động phi chính thức trở thành 'tài nguyên'

Đưa lao động phi chính thức trở thành 'tài nguyên'

Theo Công văn 1127 năm 2019 của Tổng cục Thống kê, khu vực phi chính thức bao gồm các cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông, lâm nghiệp và thủy sản sản xuất ra sản phẩm (vật chất, dịch vụ) để bán, trao đổi và không phải đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, khái niệm này đã phần nào không còn sát với thực tế.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.

Dứt khoát khi làm luật

Dứt khoát khi làm luật

Trong chuyến đi mới đây, trước khi máy bay hạ cánh để quá cảnh Đài Loan, người viết được nghe phi hành đoàn chuyến bay nhắc nhở hành khách không được mang thuốc lá điện tử vào vùng lãnh thổ này, vì chính quyền sở tại cấm thuốc lá điện tử.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Buổi sinh hoạt ngoại khóa của khối lớp 4 Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP Thủ Đức, TPHCM) mới đây trong Không gian văn hóa Hồ Chí Minh được xây dựng theo mô hình không gian mở tại khu phố 8 (phường Hiệp Phú, TP Thủ Đức) diễn ra sôi nổi.