Khó định đoạt số phận 5 dự án BT ở Hà Nội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 5/10, Bộ Tài chính tổ chức họp báo chuyên đề về việc xử lý khoảng trống pháp lý trong việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư, xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT).
Một dự án BT tại Hà Nội - Ảnh: VOV
Một dự án BT tại Hà Nội - Ảnh: VOV
Quốc hội ban hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017, có hiệu lực từ ngày 1/1/2018, thay thế Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước 2008. Tuy nhiên, đến nay, vẫn còn thiếu quy định việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho chủ đầu tư dự án BT.
Do thiếu khung pháp lý nên ngày 28/3, Bộ Tài chính có văn bản gửi các bộ, UBND các tỉnh, thành phố yêu cầu tạm dừng việc xem xét, quyết định sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư kể từ ngày 1/1/2018 cho đến khi Nghị định của Chính phủ về vấn đề này có hiệu lực thi hành.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc chậm ban hành nghị định có thể khiến các nhà đầu tư BT bị rủi ro như chậm được bàn giao mặt bằng, nhất là trong trường hợp quỹ đất thanh toán chưa giải phóng mặt bằng mà nhà đầu tư đã ứng tiền cho cơ quan nhà nước để thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng.
Trong công văn ngày 28/3, Bộ Tài chính đề nghị UBND TP Hà Nội rà soát, tạm dừng việc chấp thuận chủ trương sử dụng quỹ đất để thanh toán cho các nhà đầu tư thực hiện 5 dự án BT.
Quốc hội ban hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017, có hiệu lực từ ngày 1/1/2018, thay thế Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước 2008. Tuy nhiên, đến nay, vẫn còn thiếu quy định việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho chủ đầu tư dự án BT.
Do thiếu khung pháp lý nên ngày 28/3, Bộ Tài chính có văn bản gửi các bộ, UBND các tỉnh, thành phố yêu cầu tạm dừng việc xem xét, quyết định sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư kể từ ngày 1/1/2018 cho đến khi Nghị định của Chính phủ về vấn đề này có hiệu lực thi hành.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc chậm ban hành nghị định có thể khiến các nhà đầu tư BT bị rủi ro như chậm được bàn giao mặt bằng, nhất là trong trường hợp quỹ đất thanh toán chưa giải phóng mặt bằng mà nhà đầu tư đã ứng tiền cho cơ quan nhà nước để thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng.
Trong công văn ngày 28/3, Bộ Tài chính đề nghị UBND TP Hà Nội rà soát, tạm dừng việc chấp thuận chủ trương sử dụng quỹ đất để thanh toán cho các nhà đầu tư thực hiện 5 dự án BT.
Lý giải về việc vì sao luật đã có hiệu lực gần 1 năm nhưng nghị định chưa có, ông Nguyễn Tân Thịnh - Phó Cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) cho rằng, ngay trong quá trình xây dựng Luật Sử dụng tài sản công, Bộ Tài chính đã có dự thảo. Sau khi Thủ tướng có Quyết định 1357 về danh mục phân công cơ quan chủ trì soạn thảo các văn bản chi tiết, chưa đến 1 tháng Bộ Tài chính đã có tờ trình dự thảo về sử dụng tài sản công thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án BT. “Xây dựng dự thảo nghị định này rất khó vì liên quan nhiều luật khác nhau: đầu tư, đất đai, đặc biệt là xác định giá trị quyền sử dụng đất để đảm bảo theo giá thị trường, tránh thất thoát. Chính phủ rất thận trọng trong việc hoàn thiện trước khi ban hành", ông nói.
Trả lời câu hỏi về việc khoảng trống pháp lý này có được dự báo hay không, ông Thịnh thừa nhận, kể từ khi Luật Đầu tư công có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 mà dự thảo nghị định chưa được ký ban hành thì Bộ Tài chính đã thấy sẽ xuất hiện khoảng trống pháp lý như hiện nay.
 
5 dự án (DA) BT tại Hà Nội đang bị Bộ Tài chính yêu cầu rà soát, dừng thanh toán gồm: DA đầu tư xây dựng tuyến đường từ đê sông Hồng đến Khu đô thị mới C2-Gamuda Gardens, quận Hoàng Mai; DA xây dựng các tuyến đường giao thông đấu nối hạ tầng các khu đô thị dân cư quận Hà Đông; DA xây dựng tuyến đường Minh Khai - Vĩnh Tuy - Yên Duyên, đoạn nối từ đường Minh Khai đến đường Vành đai 2,5; DA xây dựng tuyến đường bộ trên cao dọc đường vành đai 2 đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã tư Sở, kết hợp với mở rộng theo quy hoạch phần đi từ Vĩnh Tuy đến Ngã tư Vọng; DA xây dựng tuyến đường từ đường Lê Trọng Tấn đến đường Vành đai 3, quận Thanh Xuân.
Tuấn Nguyễn (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Xe đưa đón cán bộ công chức xuống Quy Nhơn làm việc

Nhu cầu đi lại tuyến Pleiku-Quy Nhơn tăng đột biến sau khi sáp nhập tỉnh

(GLO)- Sau khi sáp nhập, tỉnh Gia Lai đặt trụ sở hành chính tại phường Quy Nhơn. Nhu cầu đi lại của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ tỉnh Gia Lai (cũ) đến nơi làm việc mới cũng tăng mạnh, kéo theo hoạt động vận tải hành khách tuyến Pleiku-Quy Nhơn và ngược lại cũng tăng đột biến.

Chuẩn bị 42 khu tái định cư phục vụ Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam đoạn qua Gia Lai

Chuẩn bị 42 khu tái định cư phục vụ Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam đoạn qua Gia Lai

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ và Bộ Xây dựng về tình hình triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng (GPMB) và tái định cư phục vụ Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam đoạn qua địa bàn tỉnh Gia Lai.

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

(GLO)- Hoạt động khai thác cát trái phép tại suối Bứa (đoạn qua xóm 2, thôn Long Thành, phường Quy Nhơn Tây) tưởng chừng đã chấm dứt nay lại tiếp tục diễn ra rầm rộ bằng các loại máy móc phương tiện khiến người dân lo lắng, bất an.

Ngôi nhà tự 'thở' giữa lòng đô thị

Ngôi nhà tự 'thở' giữa lòng đô thị

Toạ lạc trên khu đất rộng 450m2 tại khu đô thị ở Jakarta (Indonesia), ngôi nhà là minh chứng cho lối kiến trúc có thể mở rộng giới hạn không gian sống bằng sự kết nối giữa thiên nhiên, ánh sáng và cảm xúc. 

null