Khi phụ huynh chuyển khoản 'tết thầy'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Văn hóa ‘tết thầy’ thời công nghệ số hoàn toàn khác xưa rất nhiều, từ phiếu mua hàng cho đến chuyển khoản ngân hàng.

Tục tết thầy có từ thời xưa, khi đó cha mẹ cho con theo thầy học chữ, với cả một nền văn hóa ứng xử coi trọng đạo học. Thời phong kiến, vị trí người thầy được coi trọng vì Nho giáo quy ước rường cột tam cương “quân, sư, phụ” - người thầy chỉ đứng vị trí sau vua, và trước cả cha. Thế nên, chúng ta có “mùng một tết cha” và “mùng ba tết thầy”.

Trong sách Việt Nam phong tục (NXB Văn học, năm 2022, trang 225), tác giả Phan Kế Bính viết: “Học trò khi mới vào học gọi là nhập môn, phải kiếm buồng cau lạy yết kiến thầy hai lạy. Dịp Tết Nguyên đán..., mùa nào thức ấy, hoặc cặp gà thúng gạo, hoặc đường mứt bánh trái, hoặc dăm ba quan tiền, tùy tình đa thiểu mà đem đến lễ thầy”.

"Tết thầy" thời nay khác xưa hoàn toàn.

Từ phong bì đến chuyển khoản

Một khi “xã hội đã lên đường” (trích thơ Huy Cận), đặc biệt ở đô thị, văn hóa tết thầy đổi thay theo thời thế, không còn “mùa nào thức ấy” như cụ Phan Kế Bính kể trên. Cũng không có vài ký gạo, mấy đòn bánh tét, gói bánh bột lọc, vài chục trái bắp… đơn sơ biếu thầy cô thời bao cấp khó khăn trong những năm 1980.

Kinh tế, đời sống thay đổi, những thước đo về giá trị tinh thần cũng đã khác. Cách "tết thầy" ngày nay cũng những cách rất riêng.

Một số phụ huynh chọn cách chuyển khoản để chúc tết thầy cô. ẢNH MINH HỌA: NHẬT THỊNH

Một số phụ huynh chọn cách chuyển khoản để chúc tết thầy cô.

ẢNH MINH HỌA: NHẬT THỊNH

"Tết thầy" phong bì là cách mà đa số phụ huynh ngày nay lựa chọn. Lý do đơn giản là giúp thầy cô tiện việc tiêu dùng trong bối cảnh đời sống vật chất, hàng hóa bây giờ vô cùng phong phú.

Một đồng nghiệp là giáo viên ngữ văn kể: “Mấy hôm trước, có phụ huynh nhắn tin qua Zalo cho rằng đang đi công tác xa, muốn gặp thầy để chúc tết nhưng không được. Vì thế, phụ huynh xin số tài khoản ngân hàng của tôi để chuyển một khoản tiền biếu tết. Tôi do dự và cảm ơn, xin không nhận. Tuy nhiên, vị phụ huynh ấy cứ nằng nặc, tha thiết quá, nên tôi đành thuận theo”.

Câu chuyện bàn ủi 45.000 đồng

Trong vòng 10 năm trở lại đây, việc "tết thầy" với món quà nho nhỏ, tấm thiệp kèm theo phiếu mua hàng mệnh giá từ vài trăm ngàn đến một triệu đồng trở nên phổ biến.

Gần đây, cô giáo dạy vật lý một trường THPT (Q.Tân Phú, TP.HCM) vui vẻ “khoe” với đồng nghiệp: “Tôi mới mua chiếc bàn ủi hơi nước rất xịn chỉ với giá 45.000 đồng”.

Khi các đồng nghiệp thắc mắc vì sao giá bàn ủi lại rẻ như thế, cô giải thích là được phụ huynh tặng phiếu mua hàng nên được khuyến mãi 500.000 đồng. Giá bán chiếc bàn ủi này 545.000 đồng nên cô chỉ trả thêm 45.000 đồng. “Thế là cũng có niềm vui với tết. Cái vui của tết thời công nghệ số...!”, nữ giáo viên chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

"Bữa sáng yêu thương" do Đoàn phường Cheo Reo triển khai đã giúp các em học sinh nghèo thêm yêu trường, mến lớp, đi học chuyên cần. Ảnh: V.C

Mang "Bữa sáng yêu thương" đến với học sinh nghèo

(GLO)- Những “Bữa sáng yêu thương” do tuổi trẻ phường Cheo Reo (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) triển khai tại 2 điểm lẻ của Trường Mầm non Hoa Hồng đã và đang lan tỏa tình yêu thương, giúp các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên, tiếp tục gắn bó với trường lớp.

Tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn giao thông trước cổng trường

Tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn giao thông trước cổng trường

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai vẫn còn nhiều trường học có cổng ra vào nằm cạnh đường quốc lộ và tỉnh lộ, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông (ATGT) rất cao. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần triển khai các giải pháp nhằm hạn chế nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông liên quan đến học sinh.

Cô giáo Huỳnh Thị Cẩm Hồng: Kiên trì "ươm mầm" tri thức ở vùng khó

Cô giáo Huỳnh Thị Cẩm Hồng: Kiên trì "ươm mầm" tri thức ở vùng khó

(GLO)- Suốt 7 năm công tác tại điểm trường làng Châu (Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Nguyễn Khuyến, xã Chư Krêy, huyện Kông Chro), cô Huỳnh Thị Cẩm Hồng luôn vượt khó kiên trì bám lớp. Càng thương học trò, cô càng quyết tâm "ươm mầm" tri thức, giúp các em có một tương lai tươi sáng hơn.

Hun hút giữa mây ngàn

Hun hút giữa mây ngàn

Bám trường lớp ở những nóc heo hút, nhiều thầy cô giáo gần như gởi cả thanh xuân theo cuộc hành trình. Đầu tuần, những người trẻ lầm lụi ôm ba lô ngược núi. Họ như mất hút cho tới cuối tuần, mới có thể ra nơi có sóng điện thoại.

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Sau gần 30 năm đưa vào sử dụng, điểm trường Phú Quý thuộc Trường Tiểu học số 2 Bình Châu (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) hiện xuống cấp nghiêm trọng, tường bong tróc, nứt toác… chờ sập. Hàng trăm học sinh và giáo viên thấp thỏm, lo âu vừa học vừa run.

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.