"Khen cho con mắt tinh đời"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhân sự lãnh đạo cấp cao luôn là vấn đề quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của đất nước, sự tồn vong của chế độ. Chọn sao cho được một đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cao đủ tâm, đủ tầm để cầm lái con thuyền cách mạng đi đúng hướng, vượt qua thác ghềnh, cập bến vinh quang là nhiệm vụ hết sức nặng nề của Đảng. Công việc ấy đòi hỏi sự công tâm, tỉnh táo, phải có “con mắt tinh đời”.
“Khen cho con mắt tinh đời”. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã lẩy một câu Kiều để nói về công việc của Ban Chỉ đạo xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược nhiệm kỳ 2021-2026 tại một cuộc họp mới đây khi bàn về việc xây dựng quy hoạch cán bộ chiến lược cho nhiệm kỳ XIII của Đảng.
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Ban Chỉ đạo xây dựng Quy hoạch cán bộ cấp chiến lược nhiệm kỳ 2021-2026. (Ảnh: TTXVN)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Ban Chỉ đạo xây dựng Quy hoạch cán bộ cấp chiến lược nhiệm kỳ 2021-2026. (Ảnh: TTXVN)
Trên cương vị đứng đầu Ban Chỉ đạo do Bộ Chính trị quyết định thành lập gồm 6 thành viên, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ý thức được đây là nhiệm vụ hết sức vẻ vang nhưng cũng rất nặng nề, vì đó là tất cả niềm tin, sự kỳ vọng của đất nước, của nhân dân vào Đảng. Niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân càng nhiều, trách nhiệm của những người làm công tác quy hoạch cán bộ cấp chiến lược càng cao.
Công tác quy hoạch cán bộ nói chung đã được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo từ sớm và đã được đề cập ở nhiều nghị quyết, chỉ thị của Đảng. Năm 2004, Bộ Chính trị khóa IX có Nghị quyết số 42 về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, việc xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược mới được triển khai lần đầu ở khóa XI và được Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tiếp tục đẩy mạnh.
Việc xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược nhằm chủ động chuẩn bị nguồn cán bộ để đào tạo, bồi dưỡng, thử thách, làm cơ sở cho công tác nhân sự tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Đội ngũ cán bộ cấp chiến lược này phải có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, kiên định lý tưởng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; lãnh đạo thành công sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Vì thế, yêu cầu đặt ra là phải làm hết sức thận trọng, chặt chẽ, tập trung, dân chủ, công tâm, khách quan, tuyệt đối không được thiên vị, không tư lợi, nhất là trong bối cảnh nhiệm kỳ này, chúng ta phải chứng kiến quá nhiều cán bộ, trong đó có cả cán bộ cấp cao của Đảng bị thi hành kỷ luật, phải chịu sự trừng trị của pháp luật.
Thực tế đó đòi hỏi công tác chuẩn bị nhân sự cấp chiến lược phải kiên quyết không đưa vào quy hoạch những người có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, có quan điểm lệch lạc, gây mất đoàn kết nội bộ, tham nhũng tiêu cực, đặc biệt là những kẻ cơ hội chính trị. Muốn làm được điều đó, người làm quy hoạch không chỉ công tâm, khách quan, trong sáng, không vụ lợi mà còn phải có “con mắt tinh đời”.
“Tinh đời” để nhận ra người tài đức thực sự cho đất nước-những người có trình độ hiểu biết về mọi mặt, nhất là lý luận cơ bản để biết đúng, biết sai, có chính kiến chứ không phải dạng người ba phải, ai nói gì cũng gật, “nói đúng không biết, nói sai không hay”. Đó phải là người có trình độ vững vàng về lý luận, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, pháp luật… để có thể đưa ra được chủ trương, đường lối phát triển đúng, trúng cho đất nước trong giai đoạn mới. “Tinh đời” để nhận ra những kẻ cơ hội chính trị mà ngăn chúng lại, loại chúng ra khỏi bộ máy. “Tinh đời” để tìm cho được những cán bộ không chỉ trong sáng về đạo đức phẩm chất, có tinh thần cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp chung mà còn phải có trí tuệ, tài năng, đáp ứng yêu cầu của người cán bộ lãnh đạo thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 để đưa đất nước phát triển, thịnh vượng.
Đặc biệt, “tinh đời” để biết rằng làm quy hoạch thì phải căn cứ vào tiêu chuẩn và cơ cấu, đồng thời phải xét cả đến uy tín cá nhân. Tuy nhiên, cũng không tuyệt đối hóa tỷ lệ phiếu thăm dò cao thấp. Bởi thực tế đã có người “chạy phiếu” như lời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói tại cuộc họp với Ban Chỉ đạo quy hoạch cán bộ cấp chiến lược hôm 4-11.
 Nguyễn Vân

Có thể bạn quan tâm

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đó là mong muốn của hàng triệu người làm công ăn lương khi Bộ Tài chính chính thức lấy ý kiến góp ý rộng rãi về việc sửa đổi những bất cập của luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.