Khát vọng tỏa sáng tài năng:Quái kiệt Nguyễn Thế Vinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Không chỉ là quái kiệt đàn guitar, nghệ sĩ khuyết tật Nguyễn Thế Vinh còn là một gương nhà giáo hết lòng với trẻ mồ côi và khuyết tật

Từ 2 năm nay, nghệ sĩ khuyết tật Nguyễn Thế Vinh trở nên quen thuộc khán giả trên các sân khấu ca nhạc với hình ảnh vừa đánh đàn guitar vừa thổi kèn harmonica. Nhưng phía sau ánh đèn sân khấu là hình ảnh thầy giáo Vinh rong ruổi khắp nơi biểu diễn để kiếm tiền nuôi dưỡng, dạy học cho trẻ bất hạnh tại cơ sở bảo trợ xã hội nuôi dưỡng trẻ mồ côi và khuyết tật Hướng Dương (số 572, tổ 18, khu phố 2, phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương).

Nghị lực phi thường

Cuộc đời Nguyễn Thế Vinh là một mảnh ghép nhiều mất mát. Ông sinh năm 1970, tại một làng quê nghèo ở huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Năm ông lên 4 tuổi thì cha mất do chiến tranh. Ba năm sau, mẹ ông qua đời vì bệnh tật, phải sống nhờ sự cưu mang của ông bà ngoại. Năm lên 9 tuổi, trong một lần đi chăn bò, ông không may bị té từ lưng bò xuống gãy tay trái, phải cắt bỏ. "Nhìn bạn bè lành lặn đến trường, tôi cảm nhận nỗi mất mát, đau đớn vì thể xác không lành lặn của một đứa trẻ. Nhưng rồi mọi thứ cũng qua đi, tôi cố gắng sống, cố gắng học hành, vượt qua mặc cảm bản thân" - ông nhớ lại.

Câu hỏi nhiều người đặt ra là làm thế nào mà ông chơi được đàn và cơ duyên nào trở thành nghệ sĩ?

Ông kể 3 năm sau khi mất cánh tay thì người cậu ruột ở tù về. Những đêm trăng sáng, người cậu thường ôm đàn guitar hát cho trẻ em nghe. "Tôi mê đàn từ đó. Đầu tiên, tôi lấy dây thun cột que nhang vào chỗ bị cụt rồi gảy đàn nhưng không được. Tôi kẹp thử phím vào chân phải rồi bấm tay trái, gảy bằng chân trái cũng không xong. Mất 3 năm sau, lúc học lớp 9, tôi mới nghĩ ra cách bấm một ngón tay và gảy bằng những ngón còn lại. Lúc đầu bấm từng giai điệu đơn lẻ rồi sang hợp âm... Sau nhiều năm khổ luyện, tôi mới chơi đàn như người bình thường" - ông thổ lộ. Còn việc sử dụng harmonica kết hợp với đàn guitar, ông bảo tập tành từ lúc vào học đại học ở TP HCM. Đến Năm 1992, khi đang học đại học năm thứ 3, ông mới chơi thuần thục.


 

 Quái kiệt Nguyễn Thế Vinh thường xuyên đi nước ngoài biểu diễn để có tiền lo cho cơ sở Hướng Dương
Quái kiệt Nguyễn Thế Vinh thường xuyên đi nước ngoài biểu diễn để có tiền lo cho cơ sở Hướng Dương
 trong một lần biểu diễn ở chương trình
trong một lần biểu diễn ở chương trình "Người bí ẩn" (Ảnh do nhân vật cung cấp)


Nói về cơ duyên trở thành nghệ sĩ, ông bật mí: "Cuối năm 2014, sau một buổi nhậu với bạn bè ở quê vào Sài Gòn, lúc về đi ngang qua một quán nhạc sống, vì có chút rượu trong người nên tôi "dũng cảm" vào xin đàn thử bản "Diễm xưa". Tôi không ngờ được nhiều người vỗ tay, dành cho nhiều tình cảm. Thế là hôm sau tôi quay lại xin biểu diễn. Cũng nhờ chủ quán có quen nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 nên giới thiệu rồi sau đó nhạc sĩ dẫn tôi đến gặp ca sĩ Ánh Tuyết… Mình không nghĩ có ngày được lên sân khấu. Cơ duyên chắc cũng nhờ cái lần uống rượu, liều mạng xin đàn thử".

Cho đến nay, tên tuổi của nghệ sĩ Nguyễn Thế Vinh đã không còn xa lạ trong các hoạt động ca nhạc. Ông thích diễn tấu những nhạc phẩm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn như "Cát bụi", "Diễm xưa", "Biển nhớ"... Những bản nhạc tài hoa của Trịnh Công sơn trở thành những dòng chảy mượt mà qua 5 ngón tay của quái kiệt này. Nghe ông biểu diễn, ai cũng hiểu trong tiếng đàn ấy, ngoài năng khiếu, ngoài sự kiên trì còn là một chiều sâu trong tâm hồn của người nghệ sĩ.

"Ông giáo làng trên tầng gác mái"

Đó là tên cuốn tự truyện xuất bản năm 2017 và cũng là cuộc đời thứ hai của Nguyễn Thế Vinh, một gương nhà giáo hết lòng với trẻ mồ côi và khuyết tật. Những việc làm của ông như bù đắp một phần mất mát của một đứa trẻ mồ côi, một cậu bé chăn bò mất đi cánh tay.

Ông cho biết năm 2006, ông lên Bình Dương, xin làm giáo viên dạy kèm các môn toán, lý, hóa. Ba năm dạy học ở đây, ông gặp nhiều học sinh mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn nhưng chí thú học hành. Thế là ông đi vận động bạn bè chung tay mở trường nhằm giúp đỡ họ. "Rất may mắn là năm 2009, tôi vận động 836 triệu đồng để xây trường. Kết quả là cơ sở bảo trợ xã hội nuôi dưỡng trẻ mồ côi và khuyết tật Hướng Dương ra đời từ tháng 9-2010 đến nay. "Chỉ sau 5 năm hoạt động, cơ sở đã nuôi dưỡng và đào tạo được 101 trẻ mồ côi và khuyết tật. Trong đó, đến nay có 70 em vào đại học và trong số này có 23 em sang Nhật, 1 em sang Mỹ" - ông khoe.

Hiện tại, cơ sở đang nuôi dưỡng và dạy học cho 47 học viên, chia đều cho các cấp I, II, III. Ngoài trực tiếp đứng lớp, ông còn vận động thêm 6 giáo viên khác tham gia. Để duy trì cơ sở, ông phải "chạy sô" nhiều hơn, thực hiện những chuyến biểu diễn ở nước ngoài, kết hợp xin tài trợ.

Nhiều người bảo nhắc đến quái kiệt Nguyễn Thế Vinh là nhắc đến mái nhà Hướng Dương mà ông dành trọn tâm huyết để thay đổi cuộc đời cho trẻ bất hạnh. Những ngày này, ông vẫn đứng trên bục giảng, tận tụy với từng con chữ trong dáng hình bé nhỏ của mình. Thẳm sâu trong ánh nhìn của người nghệ sĩ, người thầy đáng kính này là một trái tim bao la cùng với những khát vọng về cánh cửa tương lai rộng mở cho trẻ mồ côi, khuyết tật. "Đời tôi mồ côi, vất vả rồi, chỉ mong các em có cuộc sống tốt đẹp hơn mình" - ông Vinh bày tỏ.

Nói về những dự tính cho mái ấm Hướng Dương, ông bảo: "Tôi ước có thể dạy học trò của mình chơi nhạc nữa. Tôi ôm ấp giấc mơ này bao năm rồi mà vẫn chưa thực hiện được. Có lẽ sang năm, tôi sẽ tìm được người song hành cùng mình".

Ca sĩ Ánh Tuyết nhận xét: "Ở Nguyễn Thế Vinh có một điều rất hay là Vinh không bao giờ chứng tỏ bất cứ điều gì. Cứ an nhiên, nhẹ nhàng, rất giản dị, ôn hòa, sống tình cảm. Đó là một nghệ sĩ được yêu mến bởi tài năng, bởi tính cách và bởi tấm lòng yêu thương con người".


Thùy Trang (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

(GLO)- Chúng tôi không khỏi xúc động khi mới đây được trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thành-nguyên Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, người phụ nữ năm nay 95 năm tuổi đời, 78 năm tuổi Đảng với sự mẫn tiệp hiếm thấy.

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

(GLO)- Trong thời đại mà mỗi người đều có smartphone, mạng xã hội nhảy số từng giây, vẫn có những người đều đặn chờ báo giấy để đọc từng mục, gạch từng dòng. Vì lẽ đó, ở xã vùng sâu, xã biên giới, bưu tá vẫn lặng lẽ mang báo Đảng đến tay các cán bộ cơ sở, đảng viên, người có uy tín...

null