Khai mạc Tuần Văn hóa "Qua miền di sản ruộng bậc thang" Hoàng Su Phì

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tuần Văn hóa “Qua miền di sản ruộng bậc thang” Hoàng Su Phì năm 2019 được tổ chức nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa, đồng thời bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống các dân tộc tỉnh Hà Giang.
Tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc tại lễ khai mạc Tuần Văn hóa “Qua miền di sản ruộng bậc thang” Hoàng Su Phì 2019. (Ảnh: Nguyễn Chiến/TTXVN)
Tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc tại lễ khai mạc Tuần Văn hóa “Qua miền di sản ruộng bậc thang” Hoàng Su Phì 2019. (Ảnh: Nguyễn Chiến/TTXVN)
Tối 21/9, tại sân vận động huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang đã diễn ra lễ khai mạc Tuần Văn hóa “Qua miền di sản ruộng bậc thang” Hoàng Su Phì năm 2019. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu tham dự chương trình.
Tuần Văn hóa “Qua miền di sản ruộng bậc thang” Hoàng Su Phì năm 2019 được tổ chức nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa, đồng thời bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang; phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc và góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn cho biết, trải qua quá trình lao động bền bỉ vì lẽ sinh tồn, cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Pu Péo, La Chí,… đã đoàn kết sáng tạo nên kiệt tác, thách thức những khó khăn của tạo hóa. Trải qua hàng trăm triệu năm, thế hệ này tiếp nối thế hệ sau lại điểm tô thêm những nét chấm phá tạo thành những dải lụa mang màu sắc của sự ấm no, sung túc, vắt quanh sườn đồi.
Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh Hà Giang đã và đang phát huy những tiềm năng văn hóa, danh thắng vốn có của mình để vươn lên phát triển kinh tế du lịch. Di sản văn hóa ruộng bậc thang là một trong những sự kiện văn hóa tiêu biểu mà Hà Giang muốn giới thiệu tới du khách trong nước và quốc tế.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đánh giá cao Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đã quyết tâm vượt qua khó khăn, xây dựng Hà Giang ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Dù trong điều kiện kinh tế, xã hội hết sức khó khăn, địa hình hiểm trở, thiên nhiên khắc nghiệt, giao thông không thuận lợi, dân trí của đồng bào còn nhiều hạn chế, song với sự nỗ lực cố gắng vượt lên hoàn cảnh, chiến thắng chính mình, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Hà Giang đã đoàn kết, biến khó khăn thành lợi thế phát triển mở ra hướng đi mới, lựa chọn du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn để phát triển bền vững.
Hình ảnh những thửa ruộng bậc thang trải dài, cao vút lên chín tầng mây là sự khẳng định, đánh dấu sức lao động bền bỉ, sự sáng tạo trong lao động của cộng đồng các dân tộc tỉnh Hà Giang. Phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng canh tác ruộng bậc thang đã góp phần ổn định lương thực, xuất khẩu hàng hóa và ngày nay, tỉnh Hà Giang đã gắn với đó để phát triển du lịch.
Đây là hướng đi đúng góp phần cải thiện đời sống đồng bào, mở rộng hợp tác, rút ngắn khoảng cách giữa tỉnh miền núi với miền xuôi, hoà mình vào thế giới rộng lớn để khẳng định mình, tôn vinh giá trị văn hóa độc đáo của mình. Đồng bào các dân tộc Hà Giang đã không phụ lòng tin của Đảng, Nhà nước, kiên trung bảo vệ từng tấc đất, tấc đá, giữ vững vùng biên cương Tổ quốc.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu yêu cầu tỉnh Hà Giang cần tiếp tục nâng cao năng lực sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, khai thác hợp lý hiệu quả tiềm năng thế mạnh, từng bước đưa Hà Giang thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn. Tỉnh cần xác định rõ tiềm năng lợi thế của mình và mối tương quan khác với các tỉnh trong khu vực, trong cả nước và quốc tế; tập trung phát triển có chiều sâu trong một số lĩnh vực thế mạnh như: du lịch, dược liệu, biên mậu…
Về quốc phòng an ninh đối ngoại, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh, Hà Giang phải xác định rõ là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về quốc phòng an ninh vùng trung du miền núi phía Bắc, dù bất luận hoàn cảnh nào cũng phải giữ vững sự ổn định tình hình, không chủ quan, bị động, làm tốt công tác đối ngoại nhân dân, quan tâm chính sách dân tộc của Đảng, chăm lo vùng khó khăn, vùng biên giới, xây dựng văn hóa thôn bản gắn với xây dựng nông thôn mới, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.
Tại lễ khai mạc Tuần Văn hóa “Qua miền di sản ruộng bậc thang” Hoàng Su Phì năm 2019, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao Quyết định cộng nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đối với nghề chạm bạc của người Nùng ở Hoàng Su Phì (Hà Giang); Trao giải nghệ nhân pha chế trà Việt Nam năm 2019.
Nhân dịp này, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã đến thăm, tặng quà một số gia đình có công ở xã Bản Máy và thăm hỏi động viên cán bộ chiến sĩ Đồn biên phòng Bản Máy.
Quyết Chiến (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...