Huyện Kông Chro chủ động phòng-chống lụt, bão

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Kông Chro là một trong các địa phương của tỉnh hàng năm bị thiệt hại nhiều về tài sản bởi mưa bão gây ra. Riêng năm 2013, ảnh hưởng của các cơn bão số 8, 10, 11, 13 và 15 cùng với việc xả lũ lưu lượng lớn của thủy điện An Khê-Ka Nak đã làm thiệt hại 129,15 ha cây trồng và 7 công trình công cộng bị hư hỏng nặng. Mặc dù các cơ quan chức năng đã tập trung khắc phục song đến nay vẫn còn một số công trình chưa được sửa chữa xong và nhiều công trình khác đang có nguy cơ bị đổ khi mùa mưa bão về như nhà ở, các công trình thủy lợi, thủy điện Đak Tnăng (xã Đak Pling), thủy lợi Djrao (xã Đak Pơ Pho)…
 

 Cầu sông Ba, một trong những địa điểm xung yếu khi xảy ra bão lũ. Ảnh: Hồng Thương
Cầu sông Ba, một trong những địa điểm xung yếu khi xảy ra bão lũ. Ảnh: Hồng Thương

Ngay từ đầu tháng 3, huyện Kông Chro đã có văn bản gửi các xã yêu cầu tổ chức kiện toàn lại các Ban Chỉ huy Phòng-chống lụt bão để chỉ đạo các thành viên trong ban chủ động thực hiện. Đồng thời, xây dựng phương án phòng-chống lụt bão năm 2014 một cách cụ thể gắn với các công trình và những địa điểm xung yếu. Ngoài thực hiện phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ) và 3 sẵn sàng (chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả), các xã còn thực hiện nhiệm vụ riêng của mình trên cơ sở bám sát thực tế của địa phương.

Theo đó, Ban Chỉ huy Phòng-chống lụt bão các xã tổ chức rà soát, xác định những công trình công cộng có nguy cơ ngã đổ để khắc phục cũng như đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình xây dựng cơ bản, đặc biệt là các công trình thủy lợi, thủy điện, giao thông, cầu cống để đảm bảo vượt lũ an toàn. Các địa phương phải xác định sớm những khu vực nguy hiểm khi xảy ra mưa lũ để cắm biển báo cho người dân phòng tránh. Ngoài ra, Ban Chỉ huy Phòng-chống lụt bão các xã cần chuẩn bị về vật tư, hình thức cứu trợ và khảo sát địa điểm an toàn để di dời dân đến trú ẩn khi có lũ lụt. Đồng thời, xây dựng các tổ xung kích ở mỗi thôn làng để huy động tổng hợp sức lực của các lực lượng tham gia cứu trợ khi mưa bão về. Khi gặp khó khăn, các địa phương phải báo gấp cho huyện để có chỉ đạo và hỗ trợ kịp thời.

Bên cạnh đó, huyện cũng yêu cầu Đài Truyền thanh-Truyền hình huyện và các xã kiểm tra lại hệ thống loa đài để có phương án khắc phục đối với những loa đài bị hư hỏng nhằm thông tin một cách đầy đủ, kịp thời đến nhân dân những thông tin về tình hình bão lũ. Yêu cầu người dân phải tự giác tham gia cùng chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương trong công tác phòng-chống, ứng phó với bão lũ cũng như nghiêm chỉnh chấp hành các mệnh lệnh, hướng dẫn của chính quyền cơ quan chức năng trong thời gian trước, trong và sau khi xảy ra bão lũ để đảm bảo an toàn tính mạng cũng như tránh thiệt hại về tài sản.

Ngoài ra, huyện còn chỉ đạo Ban Chỉ huy Quân sự huyện chủ trì, phối hợp với Công an huyện và các địa phương xây dựng quy hoạch tổng thể lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn-cứu hộ trên địa bàn huyện,  hỗ trợ các địa phương, đơn vị tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập phòng-chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn. Khi xảy ra bão lũ, cần theo dõi chặt chẽ diễn biến và giúp dân bảo quản tài sản cũng như di dời đến nơi an toàn. Đề phòng việc xả lũ gây thiệt hại cho địa phương như thời gian qua, huyện Kông Chro còn chỉ đạo Phòng Kinh tế có trách nhiệm tham mưu cho huyện giám sát quy trình xả lũ của thủy điện An Khê-Ka Nak mà UBND tỉnh đã giao cho Sở Công thương quản lý. Qua đó, nhằm đảm bảo việc xả lũ của thủy điện đúng quy trình và thông báo trước cho địa phương, người dân biết sớm để chủ động phòng tránh để hạn chế tối đa những thiệt hại do xả lũ gây ra.

Hồng Thương

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.