Huy động 500 người cưỡng chế "cung điện công chúa" xây trái phép

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Nhiều thiết bị máy móc cùng khoảng 500 người được huy động để cưỡng chế đối với công trình vi phạm trật tự xây dựng "cung điện công chúa" trên 9.000 m2 tại Ba Vì, Hà Nội.

Nhiều máy móc được huy động tham gia tháo dỡ
Nhiều máy móc được huy động tham gia tháo dỡ



Sáng nay 20-7, các lực lượng chức năng của huyện Ba Vì (Hà Nội) đã huy động hàng trăm người và nhiều máy móc thiết bị tiến hành cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng trái phép (được gọi là "cung điện công chúa") tại thôn Phú Yên, xã Yên Bài, huyện Ba Vì.

Theo đó, toàn bộ công trình vi phạm trên diện tích hơn 9.000 m2 này sẽ bị tháo dỡ và khôi phục lại hiện trạng sử dụng đất của phần xây dựng nêu trên. Quần thể công trình hiện với tên gọi "cung điện thờ thiên" hay "cung điện công chúa" gồm có khuôn viên, cổng chính và điện thờ.

Lãnh đạo huyện Ba Vì cho biết vi phạm lớn nhất của công trình này là xây dựng kiên cố trong khi theo quy định thì trên diện tích đất này chỉ được xây nhà ở tạm. Huyện Ba Vì đã tiến hành củng cố hồ sơ đảm bảo việc cưỡng chế đúng quy định pháp luật, đồng thời được UBND TP chấp thuận.


 

Khoảng 500 người được huy động
Khoảng 500 người được huy động



"Chúng tôi huy động khoảng 500 người gồm công an và cán bộ, công chức địa phương tham gia cưỡng chế"- một lãnh đạo địa phương nói.

Trước đó, chính quyền huyện Ba Vì đã nhiều lần tổ chức gặp mặt các bên liên quan, ra công văn yêu cầu chủ đầu tư công trình tự tháo dỡ những hạng mục vi phạm nhưng hộ dân này không hợp tác.

Ng.Hưởng (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Một bán đảo nằm ngay trung tâm thành phố lớn nhất cả nước, được ví như 'ngọc trong ngọc' nhưng treo 30 năm, lãng phí nếu quy ra tiền là bao nhiêu? Không ai có thể tính đúng tính đủ, nhưng chắc chắn đó là một con số khổng lồ.

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Doanh nghiệp từ chối thẩm định giá khiến hàng ngàn dự án trị giá hàng triệu tỉ đồng bị tắc nghẽn là vấn đề nổi cộm lâu nay. Vấn đề này đã được đưa ra thảo luận tại nghị trường Quốc hội thế nhưng "khoảng trống thẩm định giá" đến nay vẫn chưa thể lấp đầy.