Hương Hà Nội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những tiết học sau cùng, chúng tôi tha hồ đánh vật với mùi thơm của xưởng bánh Công ty bánh mứt kẹo Hà Nội.
 

Hương vị bánh trung thu truyền thống luôn đáng nhớ - Ảnh: Lưu Quang Phổ
Hương vị bánh trung thu truyền thống luôn đáng nhớ - Ảnh: Lưu Quang Phổ


Trường tôi nằm trên phố Nguyễn Chí Thanh. Khu ký túc xá áp lưng vào một xưởng bánh kẹo - nhà phân phối của Công ty bánh mứt kẹo Hà Nội - ở ngõ 91. Năm nhất tôi học ca chiều, những chiều học sáu tiết là tha hồ đánh vật với mùi hương bánh kẹo bên xưởng đưa sang. Đó là mùi thơm của bánh trung thu.

Mùa thu đầu tiên đi học xa, những buổi chiều tan học bụng đói, nhớ nhà, hương bánh thơm nức mũi theo mãi trên từng vòng xe đạp về nhà trọ. Ngửi nhiều đến nỗi phân định được mùi bánh nướng, mùi bánh dẻo, mùi vỏ bánh, mùi nhân bánh, vị thập cẩm, vị trà xanh, đậu xanh, lạp xưởng…

Các cô cậu sinh viên ở quê ra, thấy bên đó bày bán nhiều thứ bánh lạ mắt mình chưa từng thấy bao giờ, ra bưu điện gọi điện về nhà: “Mẹ ơi, Trung thu năm nay mẹ đừng mua bánh ở nhà nữa, để con mua bánh Hà Nội mang về”. Mấy cô nhân viên bưu điện nghe thấy cười tủm tỉm, đúng kiểu “Hà Nội có bánh mì ngon”.

Nhưng than ôi, bánh trung thu không hề rẻ, không phải là thứ quà sinh viên năm nhất đủ tiền mua để “mang Hà Nội về quê”. Cho nên tôi cứ ngửi mãi, ngắm mãi để về kể cho đàn em ở nhà. Đây là bánh cá chép, bánh đàn heo nhé, ồ có cả bánh nhân vi cá, yến sào, gà quay nhé! Cho nên mãi chỉ là “hương Hà Nội” chứ nào có được nếm “vị” đâu.

Không phải là sinh viên ngày đó đói đến mức phải ngửi bánh cầm lòng. Mà là nỗi nhớ nhà làm nao lòng những đứa trẻ đến thủ đô theo học. Từ khi đặt chân đến Hà Nội, thấy cái gì cũng đắt đỏ quá, luôn nghĩ ở nhà phải dành dụm tiền lắm mới cho mình được đi học ở thành phố. Tôi đã có một suy nghĩ ngây ngô như thế này: “Hẳn Trung thu năm nay bố mẹ phải mua bánh ít thôi để dành tiền cho tôi nộp tiền nhà trọ tháng sau”.

Cuộc sống ở quê còn nghèo nàn, lạc hậu nên cứ nghĩ cái gì ở thành phố là thượng hạng lắm. Sau rồi lớn hơn, suy nghĩ toàn diện hơn, tôi mới nhận ra Hà Nội cũng chỉ bình dị như bao nơi khác. Và món bánh trung thu thơm lừng mà tôi từng cho là đắt tiền, thật ra không phải là món gì quá xa xỉ. Đó chỉ là một mùi hương thân quen mang nhiều kỷ niệm như dòng nỗi nhớ từ Hà Nội về tận quê nhà trong mỗi dịp tết đoàn viên.

Sau ra trường, tôi ít khi ra thăm Hà Nội. Thành phố nay đã khác xưa nhiều lắm, các nhãn hiệu bánh trung thu cũng cao cấp hơn nhiều. Không rõ xưởng bánh ngõ 91 trường tôi có còn tỏa hương mỗi chiều át cả mùi hoa sữa? Nhớ một lần tôi chờ xe khách ở bến Giáp Bát, thấy một bác gái nhà tận Xuân Đỉnh, bắt xe buýt ra hẳn Bến xe Giáp Bát mua mấy chục chiếc bánh mì về để “hôm nay cả nhà lớn bé về, bác làm sốt vang ăn với bánh mì”.

Có những mùi hương mãi mãi thuộc về một nơi nào đó, không liên quan đến khoảng cách địa lý, mà là ở trong tim ta. Thủ đô chẳng biết còn đọng lại trong tim tôi bao nhiêu phần mĩ vị, nhưng mùi bánh trung thu năm nào thì chẳng hương vị cao sang nào thay thế được.



 

 



Theo Nguyễn Thị Mai (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

(GLO)- “Mây biên giới” của tác giả Đào An Duyên là bài thơ giàu cảm xúc về vẻ đẹp thanh bình nơi biên cương Tổ quốc. Tác giả khắc họa hình ảnh cột mốc trong nắng dịu, mây trời không lằn ranh, rừng khộp lặng im... như một bản hòa ca của thiên nhiên và lịch sử...

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.