Gió hát bên đồi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thành phố của tôi nhô nhấp bởi thung sâu đồi cao. Những điểm thấp là nơi mạch nước nguồn trên núi cao đổ về để hình thành nên những thửa ruộng be bé. Vùng đất của những cư dân bản địa lâu đời nên những khoảng bé ấy gắn với nền nông nghiệp lúa nước. Còn trên đồi cao, nơi hun hút gió thì bạt ngàn cây công nghiệp dài ngày xen lẫn cỏ hoa.
Cuối năm, khi cà phê chín đỏ trên những tán lá xanh héo rũ vì gió, những mùa gió cứ thế hun hút làm cây trái khô đi nhưng cà phê thì bắt vào màu đỏ sậm. Thứ quả ấy làm nên thức uống đặc trưng của xứ này để cà phê thành một loại nghệ thuật thưởng thức từ công đoạn trồng hái đến rang xay, pha chế.
Mà chỉ với cây cà phê thôi, bản thân nó cũng sẽ rất giá trị nếu biết tận dụng mùa gió hát khi thu hái xong, được chăm sóc và trổ hoa trắng muốt, thơm lừng. Với nhiều du khách, đó là thứ vô cùng lạ lẫm, khiến họ tìm đến cao nguyên Pleiku có hoa cà phê rộn ràng bầy ong lấy mật rù rì trên miền đất bazan.
Ảnh minh họa: Nguyễn Linh Vinh Quốc
Ảnh minh họa: Nguyễn Linh Vinh Quốc
Mùa gió hát và cỏ cùng hòa ca với bản nhạc ấy ven đồi, xuyến chi dịu dàng, đuôi chồn mạnh mẽ, cỏ hồng yểu điệu dưới vạt gió thơ ngây. Nhắc đến mùa gió mà chưa nói đến dã quỳ là thiếu sót lớn. Dã quỳ vẫn vươn lên bung tỏa những sắc màu cuối cùng để góp cho mùa gió thêm xinh. Người ta đã dựa vào thiên nhiên để làm lễ hội, để du khách vừa chiêm ngưỡng tự nhiên dưới những gốc thông bonsai hay chinh phục miệng núi lửa kỳ vĩ, để mãn nhãn hết các giác quan để lại thấy thiên nhiên thật hiền hòa, dễ thương.
Mùa gió năm nay lễ hội cũng đến rộn ràng. Thoắt cái, ngày không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể nhân loại cũng đã mười lăm năm. Những ngày ấy, nơi Quảng trường Đại Đoàn Kết, du khách sẽ được hòa mình cùng tiếng chiêng, thứ thanh sắc có độ dài tương ứng với quãng đời của người dân bản địa. Tạo hóa đã cho họ đôi tay khéo léo, đôi tai thẩm âm tuyệt vời để đôi chân xoang, nhịp nhàng bước đi mà không lạc nhịp. Trên nền trời xanh, cây thông già đổ bóng, mái tóc chấm vai ấy lòa xòa trong gió bay bay theo điệu của bài chiêng “Mừng lúa mới”, còn du khách thì chỉ còn dùng từ mê đắm, say sưa... 
TẠ NGỌC ĐIỆP

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

(GLO)- Loài hoa mang trong mình vị đắng đót nhưng vẫn căng mình tận hiến không chỉ sắc vàng rực rỡ mà còn nuôi dưỡng cho đất đỏ bazan màu mỡ. Bài thơ "Hoa đắng" của nhà thơ Ngô Thanh Vân là những lời viết đầy cảm xúc dành cho loài hoa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió này.
Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

(GLO)- Những cảm xúc dạt dào như con sóng được tác giả Phùng Sơn thể hiện trong bài thơ "Biển nhớ". Trước mênh mông của biển, sóng vô tình vỗ bờ rồi lại mải miết trôi xa, để lại một nỗi ngóng trông, mong chờ, nhung nhớ...