Hương đất bazan

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Một người bạn của tôi ở ngoài Bắc đăng đoạn video ngắn lên Facebook kèm dòng trạng thái: “Đố mọi người đoán được ở đâu!”. Tôi vào bình luận không chút đắn đo: “Tây Nguyên của em chứ đâu”.
Đoạn video lướt qua cảnh vòm trời xanh trong thoáng đãng bồng bềnh mây trắng, nắng hanh hanh vàng nhảy nhót trên tàng cây, tiếng gió nghe rõ như thể đang ở trong phòng kín bật quạt. Bên đường là vạt cỏ đuôi chồn trổ bông tím ngát chao nghiêng trong gió. Vạt cỏ mọc bên lối đi nhỏ, trên nền màu đất đỏ lựng. Tôi nhận ra và khẳng định được câu đố của bạn chính là nhờ màu đất ấy.
Phải đến hơn chục năm trời, quanh tôi nhìn chỗ nào cũng chỉ toàn là đất. Cha tôi dựng ngôi nhà bằng ván gỗ ngay trên nền đất, bốn bề trồng cà phê. Ngày nào tôi cũng phải lấy ô doa tưới nước lên nền nhà cho đỡ bụi. Đêm nằm ngủ vẫn nghe hương đất ngai ngái ám vào cả giấc mơ. Đất bazan, mưa thì dẻo quện bết dính lại với nhau, nắng thì lầy lên như bột bụi mù. Suốt quãng thời gian đi học, tôi đã phải vất vả lắm với việc giữ cho chiếc áo dài trắng khỏi bị dính đất. Cái thứ đất ấy mà dính vào áo trắng thì ngâm thuốc tẩy cũng không sạch hẳn.
Con đường trước nhà tôi ngày ấy ở ngoại ô, quanh năm cũng lầm lên những đất. Mùa khô, cây lá nhuốm dày bụi đỏ, chẳng bao giờ nhìn thấy màu xanh của lá. Trước nhà tôi là vườn chè xanh, bà nội hái chè nấu nước uống thì phải ngâm lá chè vào chậu nước thật lâu, rồi tỉ mẩn rửa từng chiếc lá, màu đất đỏ vẩn lên trong chậu nước đục ngầu. Mùa mưa, đất lầy lên, bết dính lại, việc di chuyển bằng xe máy hay xe đạp rất khó khăn.
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Còn nhớ một mùa mưa hơn 20 năm trước, khi đang là sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai, chúng tôi có chuyến đi biểu diễn phục vụ đồng bào, chiến sĩ vùng biên giới. Quãng đường đi chỉ dài hơn 60 km, di chuyển bằng ô tô mà thầy trò chúng tôi phải mất ngót 10 giờ đồng hồ mới đến nơi, bởi đường đi quá lầy lội. Có đoạn, cả đoàn phải xuống xe, bỏ giày dép, xắn quần áo, tìm cây que gạt lớp đất bám cứng trên lốp xe, rồi hò dô cùng nhau ra sức đẩy chiếc xe nhích đi từng chút một.
Hôm ấy, đến biên giới thì trời đã chạng vạng, mặt mũi, chân tay ai cũng lấm lem những đất. Sau buổi diễn, chúng tôi trải manh chiếu nằm ngủ trên sàn nhà rông, bên bếp lửa chờn vờn thơm mùi khoai lang nướng. Tận khuya vẫn nghe mưa tí tách đều đều nhỏ giọt dưới sàn nhà, hương đất bazan phả lên ngai ngái nồng nồng quyện với hương đêm sâu thẳm. Bên kia dòng Pô Cô là đất bạn, không biết đất ở xứ bạn có giống đất ở xứ mình? Ý nghĩ ấy mãi neo bám trong giấc ngủ chập chờn còn nồng thơm hương đất của tôi.
Mới đây, tôi có dịp trở lại nơi dải đất giáp biên ngày xưa ấy, chỉ mất khoảng một giờ ô tô. Xe bon bon qua khắp nẻo đường ngang lối dọc. Lại có cả một cung đường tuần tra nằm dọc theo bờ sông Pô Cô. Con đường nhỏ quanh co trong rừng khộp được trải bê tông phẳng lì. Mùa mưa, cỏ cây hoa lá tốt tươi; mùa nắng, những cây cổ thụ vẫn tỏa bóng mát rượi. Tôi ngồi trong xe nhìn ngắm dòng sông lững lờ trôi, lòng bâng khuâng chạnh nhớ đến lần phải mất cả ngày đường bấm chân đẩy xe trên đất trơn lầy lội. Có quá nhiều thứ đã thay đổi, chỉ có hương đất quyện trong hương rừng, hương cỏ cây ngai ngái là vẫn như thế và có lẽ ngàn vạn năm sau nó cũng luôn như thế.
Những chuyến đi xa trở về, từ trên cửa sổ máy bay nhìn xuống, tôi luôn nhận ra nơi trú ngụ của mình từ tín hiệu đầu tiên là màu đất-màu rất đặc trưng của xứ sở cao nguyên. Từ cái màu đỏ sậm ấy, cà phê, hồ tiêu, bơ, sầu riêng... cắm rễ vươn lên, đơm hoa kết trái, làm nên ngọt ngào cho miền đất vốn nhiều gian khó này. Con người xứ tôi bao đời vẫn cặm cụi với đất, sống chết với đất, nuôi hy vọng từ đất. Như ông bà tôi, cha mẹ tôi, giờ đến tôi và con cái tôi sau này rồi cũng thế, chắc chắn sẽ luôn in sâu trong tâm trí mình cái màu đất đỏ lựng mà từ đó cây trái sinh sôi, nuôi dưỡng biết bao thế hệ.
Màu đất đỏ nhuộm vào nắng gió, nhuộm vào làn da ánh mắt rắn rỏi tinh anh của những con gái, con trai ở xứ này. Những người con Tây Nguyên chân thật như đất, lặng im như đất, bình thản như đất, cần cù như đất, vững vàng như đất… Qua tháng qua năm, sinh ra từ đất, lớn lên cùng đất, rồi một ngày lại vĩnh viễn trở về với đất, sau khi đã trả hết nợ nần cho cuộc đời. Dòng đời xoay vòng, lặp đi lặp lại như vậy, đời này sang đời khác. Chỉ có đất là vẫn thế, màu sắc ấy, hương vị ấy luôn sâu thẳm mà ngời lên trong một góc rất riêng của mỗi người con trên xứ bazan.
ĐÀO AN DUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Trong ngôi nhà sàn dưới chân núi ở làng K8, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh), Nghệ nhân nhân dân Ðinh Chương nở nụ cười sảng khoái, hồ hởi nói: “Bà con trong làng đang trông chờ ngày 1.7.2025, để không chỉ núi liền núi, sông liền sông mà đồng bào Bana ở hai tỉnh trước đây sẽ về chung mái nhà tỉnh Gia Lai mới”.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Triển khai trong thời gian chưa tròn 1 năm, Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025 đã thu hút nhiều người yêu văn chương trong và ngoài tỉnh tham gia. Tác phẩm được gửi về không chỉ thể hiện sự đầu tư công phu về nội dung và hình thức, mà còn góp phần lan tỏa hình ảnh vùng đất Bình Ðịnh giàu bản sắc văn hóa, chiều sâu lịch sử.
Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

Chung vai một gánh hai quê

Chung vai một gánh hai quê

Chung vai một gánh hai quê là chủ đề chung cho tập truyện ngắn “Người hai quê” của Hương Văn do Tạp chí Văn nghệ Quân đội chọn lọc và được NXB Quân đội Nhân dân - 2025 ấn hành. 

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Tự hào được sống đúng đam mê

Tự hào được sống đúng đam mê

Có thẻ hay không có thẻ nhà báo họ vẫn làm báo. Bởi họ luôn có niềm đam mê và mong muốn góp một phần nhỏ bé vào hành trình chuyển động của xã hội bằng ngòi bút, bằng trái tim và bằng đôi mắt luôn đau đáu với hiện thực.

Tác nghiệp ở Trường Sa

Tác nghiệp ở Trường Sa

Mỗi chuyến tác nghiệp tại Trường Sa không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là hành trình cảm xúc, hun đúc tinh thần yêu nước và khát vọng cống hiến. Những trải nghiệm nơi đảo xa đã trở thành dấu mốc nổi bật trên chặng đường làm báo, để các phóng viên, biên tập viên được “tôi luyện” trong môi trường đặc biệt, khắc nghiệt và đầy cảm hứng.

null