Hợp tác với Campuchia: Ưu tiên về thương mại và xuất nhập khẩu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Kể từ Hội nghị hợp tác và phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia lần thứ 7 (năm 2012) đến nay, giữa Gia Lai và các tỉnh của Campuchia đã đạt được nhiều kết quả đáng mừng trên tất cả mọi lĩnh vực hợp tác, nhất là lĩnh vực xuất nhập khẩu và thương mại-xuất khẩu.

Có thể thấy, Rattanakiri và các tỉnh lân cận thuộc Vương quốc Campuchia là thị trường nhiều tiềm năng, nhưng việc giao lưu trao đổi hàng hóa còn hạn chế. Từ khi dự án đường 78 nối Gia Lai với thị xã Ban Lung của tỉnh Rattanakiri (được đầu tư bằng nguồn vốn ODA Việt Nam) hoàn thành và đưa vào sử dụng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất-nhập khẩu hàng hóa ngày càng vươn xa, đến Đông Bắc Thái Lan và Nam Lào theo định hướng phát triển hành lang Đông Tây thuộc dự án Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và các tổ chức tài chính quốc tế khác tài trợ.

 

Hàng hóa vận chuyển qua Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh. Ảnh: Sơn Ca
Hàng hóa vận chuyển qua Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh. Ảnh: Sơn Ca

Nhờ vậy, tổng kim ngạch thương mại hai chiều Gia Lai-Rattanakiri đến nay đạt khoảng 395 triệu USD, trong đó năm 2012 là 117,4 triệu USD; năm 2013 đạt 104 triệu USD; năm 2014 đạt 172 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu từ Gia Lai sang Campuchia chủ yếu là máy móc, thiết bị làm đường, vật liệu xây dựng, phân bón, xăng dầu, bách hóa tổng hợp… Còn các mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu là gỗ đã qua xử lý, hàng nông sản (điều thô, đậu tương, mì lát), mủ cao su tạm nhập tái xuất và một số hàng nông-lâm sản khác. Bên cạnh đó, tính đến trung tuần tháng 5-2015, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam đã cấp 11 giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài cho các doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đầu tư sang các tỉnh của Vương quốc Campuchia với tổng vốn đăng ký 636 triệu USD, chủ yếu là trồng, chế biến cao su và khai thác mỏ sắt.
 

Tổng kim ngạch thương mại hai chiều Gia Lai-Rattanakiri đến nay đạt khoảng 395 triệu USD, trong đó năm 2012 là 117,4 triệu USD; năm 2013 đạt 104 triệu USD; năm 2014 đạt 172 triệu USD.

Với mục tiêu chung là thúc đẩy thương mại giữa hai nước Việt Nam-Campuchia đạt 5 tỷ USD trong 5 năm tới, nhiều giải pháp đã được đưa ra như thúc đẩy các cơ chế sẵn có hoặc ký mới các thỏa thuận hợp tác nhằm dành ưu đãi nhập khẩu các hàng hóa có xuất xứ từ mỗi nước, đơn giản hóa các thủ tục hải quan, mở chi nhánh ngân hàng ở khu vực biên giới, tăng cường cơ chế trao đổi thông tin, khuyến khích tổ chức các hội chợ thương mại, triển lãm giới thiệu sản phẩm, hội thảo, diễn đàn doanh nghiệp giữa các địa phương biên giới hai nước, sớm hoàn thành “Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ biên giới Việt Nam-Campuchia từ năm 2010 đến năm 2020”…  Riêng với tỉnh Gia Lai và các tỉnh lân cận của Campuchia cũng đã nhất trí nghiên cứu khả năng dành ưu đãi cho nhau đầu tư phát triển kinh tế ở khu vực biên giới. Trước tiên là ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng. Các tỉnh của nước bạn Campuchia tiếp giáp với Gia Lai đang có nhu cầu xây dựng rất lớn, mà trước hết là xây dựng các cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển sản xuất và đời sống. Trong khi đó khả năng về kỹ thuật và nhân lực để xây dựng các công trình này còn hạn chế, đây là cơ hội rất tốt để các nhà thầu tỉnh ta mở rộng địa bàn hoạt động.

Với kinh nghiệm sẵn có về sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là canh tác các loại cây công nghiệp dài ngày, các doanh nghiệp của tỉnh Gia Lai và các doanh nghiệp khác của Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để tham gia hợp tác sản xuất, chế biến và xuất khẩu các mặt hàng nông sản bằng nhiều hình thức như liên doanh, thuê đất sản xuất hoặc hợp tác chuyển giao công nghệ… Cây trồng có thể phát triển với quy mô thương mại là cao su, cà phê, điều và một số cây ngắn ngày khác. Thêm nữa, có thể thấy, các tỉnh của Campuchia có điều kiện địa lý và tiềm năng du lịch sinh thái, dã ngoại phong phú tương đồng với các tỉnh Tây Nguyên nên các công ty du lịch Việt Nam có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước. Và với năng lực cho phép của mình, tỉnh Gia Lai có thể tạo điều kiện giúp đỡ các tỉnh của Campuchia trong việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của mỗi tỉnh như đào tạo cán bộ quản lý, công nhân lành nghề làm việc trong các cơ sở sản xuất kinh doanh cho các tỉnh bạn…

Với những chiến lược mà hai bên đã vạch ra, chúng ta kỳ vọng sẽ có được những thành quả rực rỡ hơn từ việc hợp tác trong thời gian tới.

Hà Duy

Có thể bạn quan tâm

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm