Hơn ánh trăng rằm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nó ngồi trên bức tường đá thấp, nhìn xuống sân trường, nơi đang râm ran tiếng cười, rộn rã loa đài; những bóng áo xanh đang tất bật căng phông bạt, kê bàn ghế. Chiều tối, ở dưới ấy sẽ tổ chức tặng quà Trung thu- nó náo nức nghĩ.

Trên đầu, mặt trời vẫn rải những chùm nắng vàng như rót mật. Vài đốm nắng nhảy nhót trên tán cau, rọi vào cổ nó nong nóng, nhồn nhột. Xa xa, dãy Vắc Ngọc Lúi vàng rực lên dưới ráng chiều.

Nắng như thế này thì bao giờ mới đến lúc được nhận quà Trung thu nhỉ. Có tiếng càu nhàu ở phía sau. Không cần quay lại, nó cũng biết là của đứa em gái.

Mấy hôm nay em nó đang đắc ý vì được chọn xuống trường nhận quà Trung thu. Do dịch bệnh Covid-19, nhà trường không thể tổ chức tập trung cho tất cả học sinh được, nên mỗi lớp chỉ chọn mấy em đại diện, cùng học sinh nghèo, học sinh khuyết tật.

Làm gì mà mày cứ nói miết vậy- nó càu nhàu, mắt vẫn dõi xuống sân trường. Nếu chân không đau, hẳn giờ này nó đang ở dưới đó tham gia kê bàn ghế với mấy anh chị đoàn viên rồi. Hôm qua trèo hái cau, nó nhảy xuống khi còn hơi cao, nên đau chân. Bác sĩ Thắm ở trạm y tế xã nói bị bong gân.

Anh cũng muốn, vậy mà còn giả bộ. Em nghe nói được tặng bánh Trung thu, rồi đèn lồng nữa. Em sẽ không cho anh đâu. Tha hồ thèm nhé- đứa em giơ bàn tay ra đếm, giọng đầy “khiêu khích”.

Nó cười: Anh lớp 9 rồi. Lớp 9 đấy, nghe chưa, tức là lớn rồi, nên không còn thèm bánh Trung thu, không còn mê mấy thứ đồ chơi xanh đỏ nữa, nghe chưa.

Nhưng rồi nó lại giật mình. Có thật vậy không? Nếu thật, sao cái đầu mình lại đòi ra đây ngồi từ nãy, cứ ngóng xuống sân trường, cứ mong ông mặt trời nhanh xuống núi.

Nếu thật, sao cái chân cứ ngứa ngáy muốn chạy xuống dưới kia, nơi đang rộn ràng tiếng nói cười, nơi có những thùng, những hộp, mà nó biết đựng trong đó sự ngọt ngào và đẹp đẽ?

 

Bồi hồi nhớ lại hình ảnh Tết Trung thu năm ngoái. Ảnh minh họa
Bồi hồi nhớ lại hình ảnh Tết Trung thu năm ngoái. Ảnh minh họa


Nó không nhớ lần đầu tiên được “ăn Tết Trung thu” là khi nào, năm học lớp 3, hay lớp 4? Chỉ nhớ rằng, đó là lần đầu tiên nó biết, ngoài những lễ hội của làng, còn có một cái tết gọi là Trung thu, khi trẻ em được thỏa thích vui chơi với bao nhiều là đồ chơi và bánh ngọt. Ngay cả những người già, thường ngồi hút thuốc đầu hồi, nhớ rất nhiều chuyện xưa cũng chưa bao giờ kể về cái tết ấy.

Nó cũng không nhớ được tặng cái đèn ông sao đầu tiên, được ăn bánh Trung thu đầu tiên vào lúc nào, nhưng lại nhớ rất kỹ hương vị của nó. Lấp lánh, mềm mại và lạ lẫm là cảm giác của nó về miếng bánh. Nó nhấm từng tý một, nâng niu cái vị béo, ngọt, bùi, thơm, mềm đang tan dần, đang trôi dần xuống cổ, vừa ăn vừa lo miếng bánh hết mất…

Nắng đang dịu dần. Đứa em đã chạy biến đi từ lúc nào. Những thùng quà to tướng đã được xếp thành dãy dài sau tấm phông dán chữ Vui Tết Trung thu đầy màu sắc. Nghe nói, chương trình Tết Trung thu này do nhà trường phối hợp với các anh chị đoàn viên từ trên tỉnh vào tổ chức. Quà bánh, đồ chơi nhiều lắm. Chỉ tiếc không có múa lân.

Ờ, múa lân... Nhắc đến lân, tay chân nó lại ngứa ngáy, tai nó lại vang lên tiếng trống cắc tùng. Giá như giờ được đội cái đầu lân lên, múa may, nhào lộn theo tiếng trống thì hay biết mấy. Cũng vì Covid-19 cả- nó nhớ lại lời thầy giáo Hiền, chủ nhiệm lớp, người đã hướng dẫn nó và các bạn làm đầu lân, đánh trống và các điệu múa lân vào Trung thu năm ngoái.

Trung thu năm ngoái, lần đầu tiên trường nó tổ chức múa lân “cây nhà lá vườn”. Thầy Hiền lặn lội xuống phố mua trống, và nguyên vật liệu cần thiết, sau đó thầy trò hì hụi cả tuần để uốn khung, dán giấy màu, dán râu, kẻ mắt…, làm nên cái đầu lân. Rồi cả tuần tự tập các động tác múa theo trí nhớ của thầy và những gì tụi nó thấy trên tivi.

Thấy nó nhanh trí, sáng tạo, có sức khỏe nên thầy Hiền giao cho nó làm đầu lân. Tập được ít ngày, thầy khen nó “múa đẹp không kém gì lân phố”. Biết là thầy động viên, nhưng nó vẫn khoái, lâng lâng mất mấy ngày.

Chiều chiều, sau buổi học, tiếng trống cắc tùng lăn xa, lăn xa theo gió núi, chen cùng tiếng mõ trâu lốc cốc, tiếng giã gạo thong dong, khiến người dân tò mò. Một nói mười, mười nói trăm, chỉ ít hôm là người dân mấy làng gần trường đã biết Trung thu năm nay có múa lân. Các mẹ, các chị còn đem dưa rẫy, đem mía, khoai ra “khao” đội múa lân, để có sức mà tập.          

Đêm rằm, những ngả đường từ các làng dẫn về trường sáng rực ánh đuốc, đèn pin và đèn ông sao. Tiếng trống lân náo nức giục giã mọi người nhanh chân bước. Sau màn múa lân nhận được những tràng pháo tay vang dội, nó vinh dự được cùng các thầy, cô giáo và các anh chị đoàn viên của xã đi phát đồ chơi, bánh kẹo cho các em nhỏ hơn.

Líu à, vào nhà đi. Tiếng mẹ gọi cắt ngang dòng suy nghĩ của nó. Vịn vào thân cau, nó đứng dậy, tiếc nuối nhìn xuống sân trường. Không được tập trung hết học sinh, kể cũng giảm sự náo nức, rộn rã thật. Ấy là chưa kể thiếu tiếng trống lân…

Nhưng có sao đâu. Đêm nay, núi rừng vẫn thấm đẫm ánh trăng rằm. Và nó, em nó, cùng bao trẻ em khác, vẫn hớn hở đón Tết Trung thu; vẫn được nhận những món quà mang sự ngọt ngào và đẹp đẽ.

Bởi được gửi tới từ tấm lòng thơm thảo của bao người, nên những món quà ấy còn lung linh hơn cả ánh trăng rằm!

 

Theo HỒNG LAM (baokontum)

Có thể bạn quan tâm

"Núi trên đất bằng"

"Núi trên đất bằng"

(GLO)- Tiến sĩ Hà Thanh Vân đã nhận xét Tiểu thuyết "Núi trên đất bằng" của Võ Đình Duy là một tác phẩm văn chương đầu tay ra mắt năm 2025, đánh dấu bước chuyển đầy bất ngờ từ một kiến trúc sư trẻ sống ở Gia Lai sang hành trình kiến tạo thế giới văn chương.

NHÀ THƠ ĐÀO AN DUYÊN: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

Nhà thơ Đào An Duyên: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

(GLO)- Với nhà thơ Đào An Duyên, đọc và viết chính là hành trình nuôi chữ. Trong hành trình ấy, chị chọn một lối đi riêng, chắt chiu xúc cảm, gửi tiếng lòng vào từng con chữ với niềm mong giữ lại những xanh tươi cuộc đời, từ đó góp thêm một giọng thơ giàu hương sắc cho văn chương Gia Lai.

BẢO TỒN CÁC KỊCH BẢN TIÊU BIỂU CỦA HÁT BỘI BÌNH ĐỊNH: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

Bảo tồn các kịch bản tiêu biểu của hát bội Bình Định: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

(GLO)- Hát bội Bình Định là một di sản văn hóa đặc sắc với nhiều vở tuồng kinh điển như: Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Ngũ hổ Bình Tây, Hồ Nguyệt Cô hóa cáo (còn có tên khác là Chém cáo, Cổ miếu vãn ca) của Nguyễn Diêu, Trầm hương các, Diễn võ đình và Cổ thành… của Đào Tấn.

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Trong ngôi nhà sàn dưới chân núi ở làng K8, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh), Nghệ nhân nhân dân Ðinh Chương nở nụ cười sảng khoái, hồ hởi nói: “Bà con trong làng đang trông chờ ngày 1.7.2025, để không chỉ núi liền núi, sông liền sông mà đồng bào Bana ở hai tỉnh trước đây sẽ về chung mái nhà tỉnh Gia Lai mới”.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Triển khai trong thời gian chưa tròn 1 năm, Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025 đã thu hút nhiều người yêu văn chương trong và ngoài tỉnh tham gia. Tác phẩm được gửi về không chỉ thể hiện sự đầu tư công phu về nội dung và hình thức, mà còn góp phần lan tỏa hình ảnh vùng đất Bình Ðịnh giàu bản sắc văn hóa, chiều sâu lịch sử.
Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

null