Hôm nay, khởi công xây dựng hai gói thầu dự án sân bay Long Thành

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hôm nay 31/8, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) khởi công hai gói thầu 'khủng' dự án sân bay Long Thành (xã Bình Sơn, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai).

Đó là gói thầu 5.10 - thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách và gói thầu 4.6 - thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị công trình đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ máy bay thuộc dự án sân bay Long Thành giai đoạn 1.

Trong đó, công trình nhà ga hành khách được xem là “trái tim” của sân bay Long Thành giai đoạn 1 và cũng là đường găng chung của toàn dự án. Đây cũng là gói thầu có giá trị lớn với tính chất kỹ thuật phức tạp nhất hiện nay.

Phối cảnh bên trong nhà ga sân bay Long Thành. (Nguồn: ACV).

Phối cảnh bên trong nhà ga sân bay Long Thành. (Nguồn: ACV).

Nhà ga sân bay Long Thành có tổng mức đầu tư gần 35.000 tỷ đồng được đánh giá rất hiện đại, sử dụng công nghệ 4.0 trong quá trình vận hành, thời gian thực hiện gói thầu 39 tháng. Khi hoàn thành, nhà ga sẽ có công suất phục vụ 25 triệu lượt hành khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.

Nhà ga lấy hình ảnh hoa sen làm ý tưởng chính và được sử dụng xuyên suốt trong quá trình thiết kế, áp dụng vào mái, phối cảnh từ góc nhìn mặt chính nhà ga, nội thất khu vực sảnh làm thủ tục, được bố trí theo dạng tập trung gồm khu vực trung tâm và 3 cánh. Điểm nhấn của nhà ga là khu vực bố trí ô lấy sáng trung tâm (tại khu vực làm thủ tục hàng không) và ô thông tầng cảnh quan trung tâm nhà ga (từ lầu 3 xuống lầu 1) - nơi bố trí thác nước nhân tạo và cảnh quan sân vườn, kết hợp với ánh sáng tán xạ khu vực bên trên ô lấy sáng chiếu xuống sẽ làm cho hành khách cảm thấy thoải mái, như hòa vào thiên nhiên tại khu vực này.

Trước đó, ACV cũng đã công bố liên danh nhà thầu Vietur là đơn vị đã trúng thầu gói thầu thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị nhà ga hành khách sân bay Long Thành giai đoạn 1.

Còn gói thầu số 4.6 - thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình đường cất hạ cánh, sân đỗ máy bay sân bay Long Thành giai đoạn 1 - có giá trị hơn 7,3 ngàn tỷ đồng, thời gian thi công 700 ngày. Đây là gói thầu lớn thứ hai thuộc dự án thành phần 3.

Sau khi hoàn thành tất cả các giai đoạn, sân bay Long Thành sẽ đạt công suất lên đến 100 triệu hành khách/năm và trở thành sân bay lớn nhất Việt Nam trong tương lai. (Ảnh: ACV)
Sau khi hoàn thành tất cả các giai đoạn, sân bay Long Thành sẽ đạt công suất lên đến 100 triệu hành khách/năm và trở thành sân bay lớn nhất Việt Nam trong tương lai. (Ảnh: ACV)

Sân bay Long Thành hiện đại cỡ nào?

Theo công suất thiết kế, ở giai đoạn 1, sau khi đưa vào khai thác, sân bay Long Thành sẽ là sân bay hiện đại hàng đầu trong khu vực với công suất phục vụ 25 triệu hành khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm. Dự kiến sau khi hoàn thành tất cả các giai đoạn, sân bay Long Thành sẽ đạt công suất lên đến 100 triệu hành khách/năm và trở thành sân bay lớn nhất Việt Nam trong tương lai, hướng tới trở thành một trong những cảng hàng không trung chuyển nhộn nhịp trong khu vực.

Trước đó ACV từng chia sẻ, nhà ga sân bay Long Thành được thiết kế xây dựng và áp dụng các công nghệ hiện đại nhất trong lĩnh vực hàng không, lựa chọn chủng loại vật liệu theo xu hướng áp dụng cho các nhà ga hàng không hiện đại trên thế giới, bảo đảm độ bền, tính thẩm mỹ và đặc tính của nhà ga hàng không.

Đồng thời, còn sử dụng các loại vật liệu bao che bảo đảm tiết kiệm năng lượng cho nhà ga và thân thiện với môi trường.

Còn gói thầu 4.6 gồm các hạng mục như sân đường khu bay với đường cất hạ cánh với chiều dài 4.000m, rộng 45m; Hệ thống 2 đường lăn song song, 6 đường lăn thoát nhanh, các đường lăn nối với diện tích khoảng 69,3 ha; Sân đỗ tàu bay và các sân đỗ phương tiện phục vụ mặt đất với diện tích khoảng 12,4 ha.

Các hạng mục hạ tầng kỹ thuật giao thông đi kèm như hệ thống đường công vụ khu bay có tổng chiều dài 29,67 km; hệ thống thoát nước mưa khu bay…

Các công trình phụ trợ như hệ thống hàng rào an ninh khu bay, bốt gác để đảm bảo công tác an ninh, ngăn chặn sự xâm nhập từ bên ngoài, hệ thống đèn hiệu sân bay, hệ thống chiếu sáng sân đỗ tàu bay, hệ thống thiết bị hỗ trợ hạ cánh chính xác…

Sân bay Long Thành nằm trong quy hoạch phát triển và lập dự án đầu tư từ năm 1997. Hơn 20 năm sau, ngày 5/1/2021, công trình mới chính thức khởi công giai đoạn 1, dự kiến đưa vào khai thác vào năm 2025.

Tuy nhiên, sau hơn 2 năm thi công, "siêu" dự án sân bay Long Thành rơi vào tình trạng chậm tiến độ.

Trước tình hình trên, ngay trong những ngày làm việc đầu tiên của năm 2023, mùng 8 Tết Nguyên đán Quý Mão (29/1/2023), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dẫn đầu đoàn công tác Chính phủ trực tiếp kiểm tra công trường dự án.

Ngay sau chuyến đi thị sát và nhiều cuộc họp liên tục,Thủ tướng liên tiếp có công điện chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Mới đây nhất, sáng 5/8, phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ, Thủ tướng đưa ra tối hậu thư: Bộ GTVT khởi công bằng được nhà ga sân bay Long Thành trong tháng 8.

Có thể bạn quan tâm

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

(GLO)- Sở Giao thông-Vận tải (GT-VT) tỉnh Gia Lai vừa có công văn gửi các sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan, phổ biến Thông tư số 58/2024/TT-BGTVT ngày 15-11-2024 của Bộ GT-VT quy định về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe và vị trí, quy mô trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc.

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.