Hội thảo địa điểm hoạt động của nhóm đảng viên cộng sản đầu tiên ở tỉnh Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Sáng 6-4, tại nhà văn hóa xã Bàu Cạn, UBND huyện Chư Prông tổ chức hội thảo khoa học về địa điểm hoạt động của nhóm đảng viên cộng sản đầu tiên ở tỉnh Gia Lai. 
 

 Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Hoàng Ngọc
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Hoàng Ngọc

Dự hội thảo có ông Trần Ngọc Nhung-Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch; các nhà nghiên cứu, khoa học, quản lý văn hóa.

Theo hồ sơ di tích, cuối năm 1939 đầu 1940, một số đảng viên cộng sản bị địch truy nã ở các tỉnh, thành phố, đồng bằng đã lên đồn điền Bàu Cạn, hình thành nhóm đảng viên cộng sản đầu tiên ở tỉnh Gia Lai. Để che mắt địch, nhóm đảng viên cộng sản trong đồn điền đã thành lập “Hội cứu tế đỏ” (tháng 5-1940) với 7 hội viên là những thành phần cốt cán từ các phong trào gồm: Trần Ren (hội trưởng), Phan Thủy Tú (phó hội trưởng), Lâm Thị Nở (thủ quỹ) và các hội viên khác như: Nguyễn Đắc (Khoa), Nguyễn Bân, Phan Bình, Lâm Duy Phong.

Dưới sự lãnh đạo của nhóm đảng viên cộng sản, phong trào đấu tranh của công nhân ở đồn điền Bàu Cạn có tổ chức và lãnh đạo chặt chẽ, các hội sinh hoạt nền nếp, ngày càng tập hợp đông đảo quần chúng tham gia, nhiều phong trào đấu tranh phát triển mạnh như: lãnh đạo công nhân đấu tranh đòi tiền thưởng, chống hãm hiếp nữ công nhân, đòi tăng lương giảm giờ làm; phát triển phong trào trong nhân dân các làng và mở rộng hoạt động đấu tranh ở các đồn điền lân cận.

Thông qua các tổ chức biến tướng, đặc biệt là “Công hội đỏ”, “Hội cứu tế đỏ” là nơi gieo những hạt giống đầu tiên cho phong trào đấu tranh của công nhân trong đồn điền, trở thành “cái nôi” cách mạng của thị xã Pleiku. Mặc dù chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, song sự hình thành và hoạt động của nhóm đảng viên cộng sản có ý nghĩa to lớn trong lịch sử đấu tranh cách mạng của tỉnh. Đây cũng là tiền đề để sau này tổ chức Đảng bắt rễ và phát triển, dẫn đến sự hình thành chi bộ Đảng đầu tiên ở tỉnh Gia Lai vào ngày 1-10-1945, tiến tới thành lập Đảng bộ tỉnh lâm thời (còn gọi Đảng bộ Tây Sơn) vào ngày 10-12-1945.

Tại hội thảo, các đại biểu đã đóng góp ý kiến về tên gọi, địa điểm cụ thể của di tích, điều chỉnh một số thông tin, nhân vật, mốc thời gian sự kiện liên quan đến nhóm đảng viên... Các nhà nghiên cứu cho rằng, trước khi hoàn tất thủ tục, hồ sơ trình UBND tỉnh công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh, nhóm soạn thảo cần xác minh làm rõ thông tin đây có phải là nhóm đảng viên cộng sản đầu tiên hoạt động tại tỉnh Gia Lai hay không. Những người hoạt động tại đây đã là đảng viên hay chỉ là nhóm cộng sản. Đối với tên di tích nên thay đổi là địa điểm thành lập của tổ chức Công hội đỏ thì sẽ có thêm nhiều luận cứ, thông tin xác thực để kiểm chứng, có tính thuyết phục cao. Cùng với đó, UBND huyện Chư Prông cần bổ sung các ý kiến để hoàn thiện hồ sơ trình UBND tỉnh xem xét, công nhận địa điểm hoạt động của nhóm đảng viên cộng sản là di tích lịch sử cấp tỉnh.

 

HOÀNG NGỌC

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Quyết định số 61/2004/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

Kông Chro mùa gió

Kông Chro mùa gió

(GLO)- Những dãy núi cứ thế hiện ra huyền ảo trong sương sớm. Mặt trời mùa gió thắm nhẹ vén màn mưa để trải ánh vàng xuống miền đất của người Bahnar phía rừng già. Và tôi đã có những ngày mê đắm nơi vùng đất Kông Chro.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã có thể gửi ý kiến về các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất thông qua hệ thống Google form. Ảnh: Hà Duy

Gia Lai: Tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua Google form

(GLO)- Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 3260/SKHĐT-DN đề nghị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã và các Hội nghề nghiệp triển khai tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp qua hệ thống Google form.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.