Hội thảo chuyên đề cập nhật kiến thức về chẩn đoán và điều trị bệnh Glaucoma

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Ngày 9-6, tại TP. Pleiku, Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai tổ chức hội thảo chuyên đề cập nhật kiến thức về chẩn đoán và điều trị bệnh Glaucoma với sự tham gia của các bác sĩ, chuyên gia hàng đầu về nhãn khoa.

Tại hội thảo, các đại biểu đã nghe Tiến sĩ Bùi Thị Vân Anh-Trưởng khoa Phaco và Bệnh phần trước nhãn cầu Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh trình bày chuyên đề: “Kiến thức tổng quan Glaucoma”; Tiến sĩ Thẩm Trương Khánh Vân-Trưởng khoa Chấn thương Bệnh viện Mắt Trung ương trình bày chuyên đề “Glaucoma chấn thương” và bác sĩ CKII Bùi Việt Hưng-Trưởng khoa Dịch kính võng mạc Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh trình bày chuyên đề “Glaucoma tân mạch, Glaucoma do viêm màng bồ đào và cách xử lý”.

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Như Nguyện

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Như Nguyện

Hội thảo đã dành nhiều thời gian để các bác sĩ, nhân viên y tế thảo luận, đặt câu hỏi làm rõ hơn các vấn đề trong điều trị bệnh lý Glaucoma.

Được biết, bệnh Glaucoma ở mắt còn được gọi là bệnh tăng nhãn áp, cườm nước hay thiên đầu thống là tình trạng áp suất thủy dịch trong nhãn cầu mắt tăng cao quá mức làm tổn thương các dây thần kinh thị giác, gây suy giảm thị lực. Nếu không được điều trị tốt, người bệnh có thể mù lòa vĩnh viễn.

Theo thống kê, trên thế giới có khoảng 60 triệu người bị giảm thị lực do bệnh Glaucoma ở mắt và hơn 4,5 triệu người trong số đó đã bị mù vĩnh viễn. Cho đến hiện tại, Glaucoma vẫn là bệnh mắt nguy hiểm và chưa có cách điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị từ giai đoạn đầu của bệnh khi dây thần kinh thị giác chưa bị tổn thương nhiều thì hoàn toàn có thể ngăn bệnh tiến triển, bảo tồn thị lực và tránh mù lòa.

Hội thảo có sự tham gia của các bác sĩ, chuyên gia hàng đầu về nhãn khoa. Ảnh: Như Nguyện

Hội thảo có sự tham gia của các bác sĩ, chuyên gia hàng đầu về nhãn khoa. Ảnh: Như Nguyện

Qua hội thảo, toàn thể đội ngũ điều dưỡng, y-bác sĩ đang làm việc tại Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn- Gia Lai được nâng cao kiến thức chuyên môn, đào tạo kỹ năng, cập nhật kiến thức về chẩn đoán và điều trị bệnh lý Glaucoma. Đồng thời đây cũng là dịp để Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai giao lưu, học tập, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn từ các bệnh viện tuyến trên góp phần đáp ứng và nâng cao chất lượng điều trị cho người dân tỉnh Gia Lai, hạn chế tình trạng chuyển tuyến.

Có thể bạn quan tâm

Lợi ích của lá tía tô

Lợi ích của lá tía tô

(GLO)- Lá tía tô không chỉ được dùng làm gia vị mà còn là một vị thuốc bắc tương đối phổ biến, có giá trị dinh dưỡng và giá trị y học cao. Hơn nữa, đối với cơ thể con người, nếu ăn tía tô thường xuyên, đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho cơ thể.

Bác sĩ Phạm Tỵ: 10 lần được nhận bằng lao động sáng tạo

Bác sĩ Phạm Tỵ: 10 lần được nhận bằng lao động sáng tạo

(GLO)- Với tình yêu nghề và tinh thần lao động sáng tạo, Tiến sĩ-bác sĩ Phạm Tỵ-Trưởng khoa Phẫu thuật thần kinh cột sống (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) được Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam trao tặng Bằng Lao động sáng tạo năm 2024. Đây là Bằng Lao động sáng tạo thứ 10 của bác sĩ Phạm Tỵ.
Đề xuất thanh toán bảo hiểm y tế cho điều trị vô sinh, hiếm muộn

Đề xuất thanh toán bảo hiểm y tế cho điều trị vô sinh, hiếm muộn

(GLO)- Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế 2024 đang được lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, một số chuyên gia đề xuất việc thanh toán bảo hiểm y tế cho điều trị vô sinh, hiếm muộn bởi đây là gánh nặng, áp lực kinh tế mà nhiều gia đình Việt gặp phải.