Hội Nhà văn Việt Nam tạm thu hồi 1 giải thưởng văn học năm 2021

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong thông báo sáng ngày 30/3 của Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam cho biết: Tạm thu hồi Giải thưởng Tác giả trẻ năm 2021 đối với tác phẩm “Phê bình phân tâm học-Phía của những ám ảnh nghệ thuật” của tác giả Vũ Thị Trang. Cuốn sách này thời gian gần đây bị tiến sĩ Đỗ Hải Ninh khiếu nại vi phạm bản quyền của bà và bị dư luận “soi” ra nhiều chi tiết “sao y bản chính” của nhà phê bình văn học Đỗ Lai Thúy.
Bìa sách “Phê bình phân tâm học-Phía của những ám ảnh nghệ thuật”.
Bìa sách “Phê bình phân tâm học-Phía của những ám ảnh nghệ thuật”.
Giải thưởng Tác giả trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam lần đầu được tổ chức nhằm phát hiện những tài năng văn học trẻ, đối tượng là các tác giả từ 35 tuổi trở xuống, có thể gắn bó lâu dài với công việc cầm bút, đóng góp vào sự phát triển của nền văn học Việt Nam. 
Giải thưởng Tác giả trẻ năm 2021 đã được trao cho 5 tác phẩm: tiểu thuyết “Nắng thổ tang” của Đinh Phương; các tập thơ: “Yao” của Lý Hữu Lương và “Con người” của Phương Đặng; sách chuyên khảo “Phê bình phân tâm học-Phía của những ám ảnh nghệ thuật” của Vũ Thị Trang; bản dịch “Truyện Kiều” sang tiếng Anh của Nguyễn Bình. Kết quả giải thưởng bước đầu được dư luận đánh giá tốt.
Sau lễ trao giải một thời gian, Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam đã nhận được đơn kiến nghị của tiến sĩ Đỗ Hải Ninh (Trưởng phòng Văn học Việt Nam đương đại, Viện Văn học) về việc trong cuốn sách “Phê bình phân tâm học-Phía của những ám ảnh nghệ thuật” của tác giả Vũ Thị Trang (đang công tác tại Viện Văn học) có vi phạm bản quyền, cụ thể ở Phần III “Ánh ảnh tự do–xung đột giữa những cái tôi trong tự truyện Việt Nam đương đại” (từ trang 206-272), có sử dụng nhiều phần viết của bà trong đề tài cấp Bộ “Tiểu thuyết và tự truyện Việt Nam sau 1986 nhìn từ phê bình phân tâm học” do bà làm chủ nhiệm, nghiệm thu năm 2019 tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam mà không xin phép, không chú dẫn và trên sách không đề tên Đỗ Hải Ninh.
Sau đơn kiến nghị của tiến sĩ Đỗ Hải Ninh, dư luận tiếp tục phát hiện cuốn sách chuyên khảo nói trên có nhiều đoạn lấy “nguyên si” trong cuốn “Phê bình văn học, con vật lưỡng thê ấy” (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Nhã Nam 2011) của phó giáo sư, tiến sĩ, nhà phê bình văn học Đỗ Lai Thúy, nhưng cũng không có chú dẫn tác giả. 
Thông báo của Hội Nhà văn Việt Nam viết: “Sau khi nghiên cứu đơn khiếu nại, cẩn trọng lắng nghe dư luận, tham khảo ý kiến một số nhà chuyên môn, các chuyên gia trong lĩnh vực lý luận phê bình và bản quyền cũng như trực tiếp lắng nghe các bên liên quan trình bày quan điểm, luận cứ của mình, ngày 28/3/2022, Ban thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam đã họp phiên mở rộng, có sự tham gia của đại diện Ban Kiểm tra, để phân tích, đánh giá kỹ lưỡng về sự việc này. 
Từ kết quả cuộc họp Ban thường vụ mở rộng và trao đổi ý kiến thống nhất của tất cả Ủy viên Ban Chấp hành: Để bảo đảm tính trong sáng, khách quan, nghiêm minh trong hệ thống giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, cũng như xét các yếu tố liên quan đến quy chế và uy tín của giải thưởng, Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam quyết định:
- Tạm thời thu hồi Giải thưởng Tác giả Trẻ năm 2021 đối với tác phẩm “Phê bình phân tâm học-Phía của những ám ảnh nghệ thuật” của tác giả Vũ Thị Trang.
- Khi có kết luận chính thức từ phía các cơ quan chức năng liên quan đến vấn đề bản quyền, Hội Nhà văn Việt Nam sẽ tham khảo và đưa ra quyết định tiếp theo phù hợp với trách nhiệm và nghĩa vụ của mình”. 
Như vậy, Hội Nhà văn Việt Nam đã “tạm làm xong phần việc của mình”, nhưng vụ việc liên quan đến vi phạm bản quyền và tính liên chính khoa học trong cuốn chuyên khảo “Phê bình phân tâm học-Phía của những ám ảnh nghệ thuật” của tác giả Vũ Thị Trang vẫn chưa khép lại. Dư luận đang chờ câu trả lời từ các cơ quan chức năng như Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện Khoa học xã hội, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Cục Xuất bản, in và phát hành (thuộc Bộ Thông tin và truyền thông), Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)…
Theo TÍN VĂN (NDĐT)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.