Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh: Đổi mới các phong trào thi đua

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Xác định thi đua là động lực của sự phát triển, phụ nữ Gia Lai đã có nhiều hoạt động sôi nổi và đã đạt được những kết quả nổi bật trong giai đoạn 2015-2020.
Những điểm sáng
Phong trào thi đua 5 năm qua đã góp phần tập hợp, đoàn kết các tầng lớp phụ nữ để cùng nhau chia sẻ tri thức, kinh nghiệm, hỗ trợ sản xuất, phát triển kinh tế, khởi nghiệp và kinh doanh, bình đẳng giới... Ở mỗi chặng đường phát triển, từ thực tiễn, yêu cầu nhiệm vụ, các cấp Hội đã phát động các phong trào phù hợp, thu hút đông đảo phụ nữ tham gia. Bà Phạm Thị Hoa-Phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đánh giá: “Nổi bật và đem lại hiệu quả thiết thực nhất là các phong trào thi đua: “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; “Hội viên dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ, thực hiện tiết kiệm trong chi tiêu vươn lên thoát nghèo bền vững” gắn với các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, khởi nghiệp; “Phụ nữ Gia Lai tích cực xây dựng nông thôn mới” gắn với thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”.
Với hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, Hội LHPN tỉnh đã tham mưu giúp UBND tỉnh ban hành đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai”. Qua 3 năm triển khai đề án, hội viên đã mạnh dạn, tự tin hơn trong việc xây dựng các ý tưởng, kế hoạch kinh doanh. Đã có 248 ý tưởng/kế hoạch kinh doanh khả thi của phụ nữ tham gia “Ngày phụ nữ khởi nghiệp” các cấp, đồng thời 13 hợp tác xã có phụ nữ tham gia quản lý, điều hành được thành lập. Các ý tưởng, dự án khởi nghiệp đã được Ngân hàng Chính sách Xã hội hỗ trợ vay ưu đãi với số vốn 11,72 tỷ đồng, giúp phụ nữ triển khai ý tưởng, tạo nên phong trào thi đua phát triển kinh tế. Khuyến khích các hoạt động này, các cấp Hội đã tổ chức “Ngày phụ nữ khởi nghiệp”, “Phiên chợ khởi nghiệp” và các hội chợ. “Thời gian tới, Hội sẽ tiếp tục tổ chức hoạt động kết nối giao lưu sản phẩm khởi nghiệp của phụ nữ toàn tỉnh tại huyện Chư Prông, đồng thời phối hợp các tỉnh Bình Định, Kon Tum để đưa sản phẩm khởi nghiệp của phụ nữ tỉnh nhà vươn ra thị trường trong và ngoài nước”-bà Hoa cho biết.
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tặng bằng khen cho cá nhân có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua năm 2019. Ảnh: M.C
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tặng bằng khen cho cá nhân có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua năm 2019. Ảnh: M.C
Một trong những điểm sáng khác trong phong trào thi đua 5 năm qua là việc triển khai các mô hình cụ thể hướng đến đối tượng hội viên đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện nay, việc tiếp cận các hoạt động và phong trào thi đua của 99.000 hội viên dân tộc thiểu số (chiếm gần 44% số hội viên phụ nữ toàn tỉnh) vẫn còn những hạn chế. Do vậy, Hội LHPN tỉnh đã triển khai phong trào “Hội viên dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ, thực hiện tiết kiệm trong chi tiêu vươn lên thoát nghèo bền vững”. Đây là phong trào sáng tạo, xuất phát từ thực tiễn cơ sở với mục đích giúp hội viên biết cách tổ chức cuộc sống gia đình, tiết kiệm, hạn chế nạn “tín dụng đen” cũng như xóa bỏ hủ tục, vươn lên thoát nghèo. Đến nay, các cấp Hội đã thành lập được 128 câu lạc bộ “Phụ nữ dân tộc thiểu số tiết kiệm 5-10 triệu đồng” với tổng số tiền tiết kiệm được là hơn 4 tỷ đồng. Với số tiền này, hội viên có điều kiện đầu tư cho con em học hành, sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Sôi nổi từ cơ sở
Các phong trào thi đua trong giai đoạn vừa qua đều có sự đổi mới, ưu tiên hướng về cơ sở, chú trọng phát huy vai trò chủ thể của hội viên, phụ nữ với tinh thần “nói đi đôi với làm”. Qua các phong trào đã xuất hiện nhiều điển hình, nhân tố mới trên các lĩnh vực, đóng góp xứng đáng vào thành tựu chung của tỉnh. Chị Phạm Thị Lý-hội viên chi hội Phụ nữ tổ dân phố Plei Hle Ktu (thị trấn Kông Chro) là điển hình trong phát triển kinh tế, giúp đỡ hội viên thoát nghèo. Gia đình chị có 15 ha đất nông nghiệp sản xuất hiệu quả, mang lại thu nhập mỗi năm 400-500 triệu đồng. Ngoài ra, chị còn mở dịch vụ kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp. Chị Lý đã vận động 8 gia đình hội viên, phụ nữ cùng lập nhóm trồng rau, bắp, ớt, bí…,  hướng dẫn kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, đồng thời liên kết tiêu thụ sản phẩm do chị em làm ra. Chị còn giúp 2 hội viên thoát nghèo bằng việc cho mượn giống, mượn phân bón để sản xuất, chưa kể việc giúp họ cách làm ăn, tiết kiệm chi tiêu và thoát nghèo bền vững.
CLB dệt thổ cẩm gắn với du lịch cộng đồng tại xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Pah)-mô hình ra đời từ phong trào thi đua của phụ nữ cơ sở. Ảnh: M.C
CLB dệt thổ cẩm gắn với du lịch cộng đồng tại xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Pah)-mô hình ra đời từ phong trào thi đua của phụ nữ cơ sở. Ảnh: M.C
Trong khi đó, chị Trần Thị Tú Anh-Chủ tịch Hội LHPN xã Ia Yok (huyện Ia Grai) nổi lên với vai trò giúp đỡ hội viên thoát nghèo và vận động tham gia xây dựng nông thôn mới. Với sự vào cuộc trách nhiệm của Hội LHPN xã, đầu năm 2015, xã có tới 159 hội viên nghèo thì đến nay có 126 hội viên đã thoát nghèo dưới nhiều hình thức. Quyết tâm của Hội là tiếp tục giúp 33 hội viên còn lại thoát nghèo bền vững. Với vai trò Chủ tịch Hội, chị Tú Anh còn vận động các gia đình hội viên hiến 4.500 m2 đất làm đường, di dời hàng rào, đóng góp 670 ngày công cùng kinh phí tu sửa đường sá với số tiền trên 1,1 tỷ đồng.
Bà Phạm Thị Hoa cho hay: “Từ kinh nghiệm và bài học rút ra trong thời gian qua, các cấp Hội xác định tiếp tục đổi mới việc tổ chức các phong trào thi đua theo hướng thiết thực, hiệu quả, hướng tới chủ đề “Vì sự bình yên và hạnh phúc cho phụ nữ và trẻ em Gia Lai”, đóng góp xứng đáng vào công cuộc xây dựng và phát triển tỉnh nhà. Mục tiêu đặt ra là các phong trào thi đua phải phù hợp và có sức lan tỏa để thu hút tất cả phụ nữ tham gia. Bên cạnh đó, các cấp Hội nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác thi đua khen thưởng; đẩy mạnh tuyên truyền về phong trào thi đua yêu nước; phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng gương điển hình tiên tiến trong chị em hội viên”.
MINH CHÂU

Có thể bạn quan tâm

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

(GLO)- Tổng số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm mạnh từ 1.800 vụ (năm 2014) xuống còn 44 vụ (6 tháng đầu năm 2024) đã cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đẩy lùi, “hạ nhiệt” thực trạng này bằng sự chung tay từ nhiều phía.
An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
'Dân số vàng' và nhân lực trẻ

'Dân số vàng' và nhân lực trẻ

Trong báo cáo đánh giá tác động dự án Luật Dân số đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế cho biết dự luật sẽ không quy định số con đối với mỗi cặp vợ chồng mà trao quyền quyết định cho mỗi gia đình, gắn với trách nhiệm chăm sóc và nuôi dạy con tốt.
Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết của người dân về hôn nhân và gia đình. Nhờ đó, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được kéo giảm.