Hồi giáo cực đoan ở Đông Nam Á - Kỳ 1: Chiến sự Marawi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từ ngày 23-5, giao tranh ác liệt diễn ra tại thành phố Marawi 200.000 dân trong khu tự trị Hồi giáo Mindanao. Quân đội Philippines đã triển khai pháo binh, xe tăng và máy bay tấn công bọn khủng bố Hồi giáo có liên hệ với IS.

“Em và các con cẩn thận đừng rời khỏi nhà nhé!”. Hôm 24-5, ông Aliasgar Ibrahim, 42 tuổi, nói lời cuối với người vợ đang mang thai và sáu người con trước khi ông cùng hai người vợ khác và các con họ tản cư khỏi Marawi (tỉnh Lanao del Sur, miền Nam Philippines).

 

Quân khủng bố ở miền nam Philippines.
Quân khủng bố ở miền nam Philippines.

2.000 dân mắc kẹt giữa làn đạn

Aliasgar Ibrahim dẫn gia đình chạy sang thành phố Saguiaran cạnh Marawi tạm lánh trong trại tạm cư. Trên đường di tản, tận mắt ông nhìn thấy nhiều tên khủng bố nấp dọc đường dẫn vào thành phố.

Hầu hết người dân Marawi đã tản cư. Marawi như thành phố chết nhưng vợ con ông Ibrahim đòi ở lại giữ nhà vì họ tin rằng vài hôm nữa sẽ ngưng tiếng súng.

Tại trại tạm cư, nghe nói quân đội đánh nhau ác liệt với bọn khủng bố, ông Ibrahim biết tình hình sẽ còn căng thẳng. Ông rất muốn về nhà đưa vợ con thoát thân.

Trả lời kênh truyền hình ABS-CBN News cuối tuần trước sau buổi cầu kinh trong ngày đầu tiên của tháng Ramadan, ông vừa khóc vừa nói: “Thực sự tôi đã định quay về nhà nhưng rất khó. Tôi không biết có thể đi an toàn hay không... Tôi cũng không biết họ còn sống hay đã chết”.

Không thể liên lạc với người thân bằng điện thoại hay Internet, mấy đêm liền ông trằn trọc không ngủ được khi nghĩ đến tình cảnh người thân mắc kẹt giữa làn tên mũi đạn.

Đến cuối tuần rồi, 10 trại tạm cư ở thành phố Saguiaran đã đón tổng cộng 2.040 người trong khi hàng ngàn người khác tạm cư ở thành phố Iligan, trong đó có chị Ibralyn Macaraguit. Chị hi vọng chiến sự kết thúc sớm để có thể về nhà cầu nguyện trong tháng Ramadan thiêng liêng này.

2.000 người dân không kịp tản cư còn bị kẹt giữa vùng chiến sự. Chính quyền địa phương cho biết: “Họ gửi tin nhắn, gọi điện thoại van nài đưa lực lượng đến ứng cứu nhưng chúng tôi không thể, đơn giản vì chúng tôi không thể vào khu vực đó được... Một số người đang thiếu thực phẩm. Họ lo sợ bị trúng đạn hay bị máy bay không kích nhầm”.

Đức Hồng y kêu gọi cứu con tin

Sau sáu ngày giao tranh, tính đến ngày 29-5 đã có 97 người thiệt mạng, trong đó có 61 phần tử khủng bố, 15 binh sĩ, 2 cảnh sát và 19 dân thường bị bọn khủng bố sát hại.

Người phát ngôn quân đội giải thích: “Chúng tôi muốn tránh thiệt hại ngoài dự kiến nhưng quân nổi loạn ép chúng tôi khi chúng cứ nấp trong nhà dân, cơ quan nhà nước và các cơ sở khác”.

Cuối tuần trước, quân đội Philippines đã thông báo sẽ tăng cường ném bom tại một số khu phố trong Marawi. Hôm 26-5, với sự hậu thuẫn của các giám mục phụ trách ở Mindanao, Đức hồng y Orlando Quevedo đã công bố thông cáo chung với tiêu đề “Chúng ta hãy tìm đường đến hòa bình”.

Thông cáo chung kêu gọi cầu nguyện cho các nạn nhân vô tội chết ở Marawi và cầu Chúa bảo vệ các gia đình tản cư.

Thông cáo này cũng lên án các hành vi khủng bố đã xảy ra như đốt nhà, cơ quan nhà nước, nhà thờ cũng như bắt cóc con tin trong nhà thờ.

Đức Hồng y Quevedo đã kêu gọi phiến quân không làm hại con tin và kêu gọi các giới chức Hồi giáo dùng ảnh hưởng của mình để giải cứu các con tin nguyên vẹn.

 

Quân đội truy lùng bọn khủng bố ở Marawi.
Quân đội truy lùng bọn khủng bố ở Marawi.

“IS đã có mặt ở đó!”

Chiến sự bùng nổ ở Marawi từ ngày 23-5. Quân đội mở chiến dịch bắt giữ Isnilon Hapilon, phó tướng nhóm Abu Sayyaf, thủ lĩnh IS (tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng) ở Philippines.

Mỹ đã treo giá tên này 5 triệu USD. Bọn khủng bố điên cuồng trả đũa. Chúng đốt phá nhà cửa, xông vào nhà thờ chánh tòa bắt giữ linh mục Teresito Suganob và nhiều giáo dân, treo cờ IS rồi cố thủ trong thành phố.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã ban bố thiết quân luật trên đảo Mindanao hôm 23-5. Năm phút trước khi hết thời hạn 48 tiếng, ông Duterte đã gửi thông báo dài bảy trang cho quốc hội giải thích về quyết định ban bố thiết quân luật.

Ông khẳng định có các tay súng thánh chiến nước ngoài cùng phiến quân hai nhóm Maute và Abu Sayyaf đang bị bao vây ở Marawi. Chúng chọn Marawi làm mục tiêu vì đây là địa bàn lý tưởng dùng làm bàn đạp tấn công các địa phương khác trên đảo Mindanao.

Mục đích tấn công Marawi nhằm kiểm soát toàn bộ Mindanao để thiết lập nhà nước Hồi giáo và diễn biến tại Marawi là âm mưu của các nhóm phiến quân câu kết với IS ở Trung Đông. Ông Duterte nhấn mạnh: “IS đã có mặt ở đó!”.

Để chứng minh chiến sự ở Marawi là hành vi xâm lược, ông Duterte dẫn chứng các nhóm Hồi giáo cực đoan địa phương đã củng cố mạng lưới, câu kết với các nhóm Hồi giáo cực đoan nước ngoài và các phần tử xấu ở Mindanao. Chúng tấn công trại giam, cắt nguồn điện, phục kích cảnh sát, đốt chốt gác cảnh sát.

Các tay súng nước ngoài

Tại cuộc họp báo hôm 26-5, người phát ngôn quân đội Philippines xác nhận các tay súng nước ngoài mang quốc tịch Malaysia, Indonesia và Singapore đang đánh nhau với quân đội tại Marawi và một số tên đã bị tiêu diệt.

Luật sư José Calida, cố vấn pháp luật của Bộ Tư pháp Philippines, khẳng định: “Chuyện xảy ra ở Mindanao không còn là vụ nổi loạn của công dân Philippines mà đã trở thành cuộc chiến xâm lược của bọn khủng bố nước ngoài hưởng ứng lời hô hào của IS”.

Một ngày sau khi bọn khủng bố tấn công Marawi, hai vụ đánh bom tự sát đã xảy ra tại trạm xe buýt Kampung Melayu ở Jakarta (Indonesia) và IS đã nhận trách nhiệm. Một trong hai kẻ đánh bom thuộc nhóm Jemaah Ansharut Daulah (ủng hộ IS).

Tại Kuala Lumpur (Malaysia), Phó thủ tướng Ahmad Zahid Hamidi khẳng định vụ tấn công ở Marawi ngày 23-5, vụ đánh bom tại Indonesia ngày 24-5 và vụ nổ bom ngày 22-5 tại quân y viện Bangkok đều có bàn tay của IS.

Vì sao miền nam Philippines lại được IS ngắm nghía làm nơi lập nhà nước Hồi giáo?

Theo tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.