Học sinh phố núi sử dụng AI trong học tập

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Không còn xa lạ như thuở ban đầu, giờ đây nhiều học sinh ở các trường THPT tại TP. Pleiku (Gia Lai) đã quen thuộc với việc sử dụng AI trong học tập. Từ tóm tắt văn bản, lập dàn ý cho đến tạo ra hình ảnh… đều có thể nhờ sự hỗ trợ của AI.

Bạn đồng hành trong học tập

Để có thể nắm hết khối lượng kiến thức khổng lồ của môn Văn, bạn Lê Cường Thịnh (học sinh lớp 11, trường THPT Phan Bội Châu) đã sử dụng AI để có thể tiết kiệm thời gian và chủ động hơn trong việc chọn lọc thông tin giữa vô vàn thông tin trên Internet.

Thịnh chia sẻ: “Em thường dùng Gemini-chatbot trí tuệ nhân tạo được phát hành bởi Google để lập dàn ý khi làm bài thuyết trình cho môn Văn. Từ sườn bài gợi ý của AI, em sẽ bắt đầu tìm kiếm thêm thông tin từ các nguồn uy tín khác trên Internet để hoàn thiện bài tập của mình. Hầu hết bạn bè em cũng sử dụng công cụ AI cho môn học này”.

ai-tro-thanh-cong-cu-tien-dung-cua-cuong-thinh-7015-5123.jpg
Bạn Lê Cường Thịnh (học sinh lớp 11, trường THPT Phan Bội Châu) sử dụng AI có chọn lọc để hỗ trợ việc học. Ảnh: T.N

Không chỉ trong môn Văn, các bạn học sinh như Thịnh cũng ứng dụng AI trong các môn học khác. Cụ thể, trong môn tiếng Anh, trí tuệ nhân tạo trở thành một trợ lý học tập. Bạn Lê Thị Hải Hà (học sinh lớp 12, trường THPT Chuyên Hùng Vương) tâm sự rằng, mình không đi học thêm tiếng Anh mà thay vào đó, sẽ dùng AI để giúp mình sửa bài viết, đưa ra gợi ý. Đôi khi có những bài báo tiếng Anh dài cần đọc, Hải Hà cũng nhờ AI tóm tắt giúp mình.

Tuy nhiên, không phải thông tin của AI đưa ra lúc nào cũng chính xác. Do đó, các bạn học sinh cũng luôn có sự chủ động khi sử dụng AI. “Em khá cẩn trọng trong việc dùng AI bởi đôi khi nó đưa ra các thông tin sai lệch cơ bản. Vì vậy, khi sử dụng em luôn đưa đầy đủ thông tin mình có trước khi đưa ra yêu cầu. Em cũng đã thử dùng AI cho các môn tự nhiên như: Toán, Lý, Hoá... nhưng phát hiện kết quả của AI thường mắc lỗi lập luận nên cũng hạn chế sử dụng”-Hà bày tỏ.

Ngoài văn bản, bạn Đàm Hà Ngân (học sinh lớp 12, trường THPT Chuyên Hùng Vương) còn dùng trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ về mặt hình ảnh. “Em sử dụng AI của Canva để hỗ trợ tạo ra các hình ảnh cho bài thuyết trình nếu không tìm thấy hình ảnh mình mong muốn trên Internet, nhờ vậy, các bài thuyết trình cũng có hình ảnh minh hoạ sinh động và phong phú hơn”-Hà Ngân nói.

ha-ngan-da-quen-thuoc-voi-viec-dung-ai-trong-hoc-tap-8559-9880.jpg
Bạn Đàm Hà Ngân (học sinh lớp 12, trường THPT Chuyên Hùng Vương) dùng trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ về mặt hình ảnh. Ảnh: T.N

Chia sẻ về khó khăn khi sử dụng trí tuệ nhân tạo, Ngân nhận thấy bản thân chưa có được phương pháp hiệu quả để đưa ra câu lệnh. Vì vậy, đôi khi câu trả lời của AI sẽ không được như kỳ vọng. Đồng thời, các công cụ này thường được huấn luyện bằng tiếng Anh nên văn phong tương đối máy móc, nếu muốn sử dụng, cần diễn đạt lại theo ý hiểu của mình bằng tiếng Việt. Các công cụ AI chất lượng thì cần trả một khoản phí lớn hoặc cũng chỉ có thể dùng ở một mức giới hạn.

Ứng dụng AI hiệu quả để phát triển năng lực tự học

Sử dụng AI trong học tập mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, việc lạm dụng công cụ này cũng tiềm ẩn những nguy cơ. Cường Thịnh bày tỏ rằng em lo ngại việc quá phụ thuộc vào AI sẽ làm giảm khả năng tự học, tự nghiên cứu của bản thân. Do đó, em cũng chỉ dùng như một hình thức tham khảo.

Cô Hà Như Thuỳ (giáo viên Tiếng Anh, phường Thống Nhất, TP. Pleiku) chia sẻ: “Đa phần các bạn học sinh đều sử dụng vì AI giúp các bạn có thể tra từ điển nhanh và tiếp xúc với các nguồn dạy học, dịch thuật dễ dàng hơn, điều đó giúp tốc độ giải đề của các bạn cũng nhanh hơn. Tuy nhiên, khi công nghệ AI hỗ trợ quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng lạm dụng để giải đề nhanh. Điều đó ảnh hưởng đến tư duy, lâu dần khiến học sinh lười suy nghĩ mà chỉ muốn nhanh có đáp án”.

co-nguyen-thi-loan-khuyen-khic-hoc-sinh-su-dung-ai-co-trach-nhiem-7626-2968.jpg
Cô Nguyễn Thị Loan (giáo viên môn Văn, trường THPT Chuyên Hùng Vương) cho rằng, AI chỉ nên đóng vai trò kích thích, tạo hứng thú cho học sinh. Ảnh: T.N

Để vận dụng tốt công cụ này mà vẫn phát triển được năng lực, cô Như Thuỳ cũng hướng dẫn học sinh rằng mỗi khi giải đề, hãy tự làm trước. Sau đó mới dùng đến AI để hỗ trợ dịch nghĩa, tra từ, giải thích. Từ đó, các bạn có thể nhớ được kiến thức lâu hơn và cải thiện khả năng của bản thân. AI sẽ là người bạn đồng hành tốt khi dùng đúng cách như: chỉnh sửa phát âm, tương tác trong luyện nói…

Là một giáo viên, cô Nguyễn Thị Loan (giáo viên môn Văn, trường THPT Chuyên Hùng Vương) đôi lúc cũng sử dụng đến AI. Cô cho biết mình không dùng vào lúc đang “bí” mà sẽ dùng khi đã có sẵn ý tưởng. Khi đó, cô Loan dùng AI để xem ngoài phương án của mình, còn phương án nào khác có thể tham khảo.

Đối với chương trình sách giáo khoa mới, học sinh không có nhiều nguồn để tham khảo. Do vậy, việc sử dụng AI hợp lý và có trách nhiệm cũng giúp học sinh có thêm nhiều gợi ý cho việc học chủ động của mình. Cô Loan cho rằng khi gặp một đề mới, học sinh đang lúng túng thì có thể nhờ vào AI mà tháo gỡ và tìm ra được định hướng mới. Tuy nhiên, để nói AI trang bị cho học sinh kỹ năng thực sự thì vẫn còn rất nhiều hạn chế.

“Nhiều học trò khi gặp kiến thức khó là dựa vào AI mà không suy nghĩ. Ở góc độ giáo viên, tôi thường đặt cho các em những câu hỏi để bắt buộc các em phải tư duy mới có thể trả lời. Tôi tin rằng ở trong việc học, dù thời kỳ nào đi nữa thì trí tuệ nhân tạo chỉ nên đóng vai trò kích thích, tạo hứng thú cho học sinh. Tuy nhiên, việc các em sử dụng AI để tự bồi dưỡng kiến thức cũng là một xu thế tất yếu. Những em nào làm chủ được công cụ để phát huy được tính độc lập sáng tạo và năng lực tự học là điều đáng khích lệ”-cô Loan cho hay.

Có thể bạn quan tâm

Ý nghĩa lễ kết nạp đoàn viên mới tại “địa chỉ đỏ”

Ý nghĩa lễ kết nạp đoàn viên mới tại “địa chỉ đỏ”

(GLO)- Những năm qua, các Đoàn trường THPT trên địa bàn tỉnh Gia Lai thường tổ chức lễ kết nạp đoàn viên mới tại “địa chỉ đỏ” nhằm lưu giữ kỷ niệm đáng nhớ khi trở thành đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, vừa góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, bồi đắp kiến thức về lịch sử cho thế hệ trẻ.

Biến đá cuội thành dụng cụ dạy học trực quan

Biến đá cuội thành dụng cụ dạy học trực quan

(GLO)- Mỗi năm một lần, Trường Mầm non Hương Sen (thôn 1, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) lại phát động phong trào tự làm đồ chơi, đồ dùng dạy học. Dưới bàn tay khéo léo của các cô giáo, những viên đá cuội vô tri đã trở thành những dụng cụ dạy học trực quan đầy màu sắc.

Em Nguyễn Lê Gia Huy (bìa phải, học sinh Trường THPT Phan Bội Châu, TP. Pleiku) cùng bạn học tập, làm việc nhóm tại một quán cà phê. Ảnh: H.B

Xu hướng kinh doanh “cafe work”

(GLO)- Bám sát xu hướng làm việc, học tập của khách hàng, nhiều quán cà phê tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã tiếp cận mô hình kinh doanh “cafe work”, tích hợp giữa yếu tố tiện ích dịch vụ và không gian phù hợp với nhu cầu, nhịp sống hiện đại.

Chương trình “Đánh thức khát vọng tuổi trẻ”: Truyền cảm hứng cho đoàn viên thanh niên và học sinh Đak Pơ. Ảnh: Ngọc Minh

Truyền cảm hứng cho đoàn viên thanh niên và học sinh Đak Pơ

(GLO)- Chương trình truyền cảm hứng “Đánh thức khát vọng tuổi trẻ” do Huyện Đoàn Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) chủ trì, phối hợp với Trường THCS và THPT Y Đôn, Công ty S Gold Group (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức sáng 22-3 đã truyền cảm hứng cho cán bộ, giáo viên, đoàn viên thanh niên và học sinh nhà trường.

Website “Kết nối tri thức” Góp phần phát triển văn hóa đọc cho học sinh

Website “Kết nối tri thức” góp phần phát triển văn hóa đọc cho học sinh

(GLO)- Nhận thấy nhiều bạn trẻ thường xuyên sử dụng các thiết bị công nghệ nhưng lại ít áp dụng cho việc tìm đọc sách, nhóm học sinh Trường THPT chuyên Hùng Vương (TP. Pleiku) đã nghiên cứu và xây dựng website “Kết nối tri thức” nhằm sử dụng công nghệ để kết nối, nâng cao hiệu quả đọc sách.

Tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025: Không giới hạn số tổ hợp xét tuyển ngành Giáo dục Mầm non

Tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025: Không giới hạn số tổ hợp xét tuyển ngành Giáo dục Mầm non

(GLO)- Tại Thông tư số 06/2025/TT-BGDĐT ngày 19-3-2025 sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo không giới hạn số tổ hợp xét tuyển để bảo đảm cơ hội trúng tuyển cho học sinh đến từ các vùng, miền khác nhau.

Học sinh trưởng thành từ hoạt động tình nguyện

Học sinh trưởng thành từ hoạt động tình nguyện

(GLO)- Những câu lạc bộ (CLB) tình nguyện giúp học sinh các trường THPT trên địa bàn tỉnh Gia Lai lan tỏa lòng nhân ái, tình yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn. Hoạt động tình nguyện đã tạo môi trường để các em trau dồi kỹ năng, có thêm trải nghiệm để trưởng thành.

Người trẻ làm gì ở quán cà phê?

Người trẻ làm gì ở quán cà phê?

Không chỉ là điểm hẹn cho những cuộc trò chuyện, với một bộ phận bạn trẻ ở TPHCM, quán cà phê cũng như văn phòng làm việc, học nhóm… Thậm chí, có cả nhóm thanh niên chỉ hết ngồi lại nằm ở quán cà phê cho hết ngày.