Họa sĩ Lê Sa Long: Yêu thành phố qua cách của riêng mình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những ngày qua, tranh vẽ về phận đời bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, lực lượng tuyến đầu, những hộp cơm, thùng mì chia sẻ để cùng nhau đi qua ngày giãn cách xã hội… của họa sĩ Lê Sa Long, đã chạm đến trái tim nhiều khán giả. Sau mỗi bức tranh của anh là một câu chuyện, mà ở đó, tình người ấm áp luôn hiện hữu.

Một cái ôm tinh thần

Giữa những thông tin về ca mắc Covid-19, các khu vực tạm thời phong tỏa, có lẽ mọi người cũng cần một chút gì đó để động viên nhau về mặt tinh thần trong những ngày TPHCM căng mình chống dịch. Bộ tranh Sài Gòn thời giãn cách được họa sĩ Lê Sa Long thực hiện và đăng tải lên mạng xã hội đã thu hút hàng chục ngàn lượt chia sẻ và yêu thích.

Sài Gòn thời giãn cách gồm gần 40 bức tranh với chất liệu arcylic - pastel và màu nước, chỉ đơn giản là những tranh vẽ ghi lại nhịp sống của TPHCM trong những ngày giãn cách xã hội, phòng chống dịch Covid-19… Nhưng ở đó, người xem có thể bắt gặp khung cảnh rất đời bởi ánh mắt nhọc nhằn của những người lao động lam lũ; con đường vắng hoe vì giãn cách; những công viên, ghế đá không người lui tới; khu dân cư chịu cảnh giăng dây để nâng cao biện pháp phòng chống dịch…

Trong những khó khăn và có chút đượm buồn đó, mọi thứ lại mang một hơi ấm đến kỳ lạ - hơi ấm tình người qua những gian hàng 0 đồng, ATM lướt ống, những phần cơm miễn phí gửi đến bà con lao động khó khăn cùng vượt qua mùa dịch.

“Tôi gọi bộ tranh về thành phố những ngày giãn cách như cuốn sổ ghi chép khó quên trong cuộc đời. 0 giờ ngày 31-5, khi TPHCM chính thức giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ, tôi bắt đầu hoàn thiện các bức tranh phong cảnh và sinh hoạt đời thường, rồi vẽ thêm chân dung những nhân vật hết mình vì cộng đồng phòng chống dịch Covid-19 như: ca sĩ Hà Anh Tuấn, bác sĩ Thanh Thúy (Bệnh viện Trưng Vương TPHCM)”, họa  sĩ Lê Sa Long cho biết.

Đời thường mà nhân ái có lẽ là yếu tố chạm đến cảm xúc người xem của bộ tranh. “Lần đầu tiên, tôi chia sẻ lên trang cá nhân trên mạng xã hội nhiều như vậy, vì bức tranh nào cũng rất xúc động. Thành phố mình dễ thương quá đỗi, vừa chống dịch vừa chăm lo cho những hoàn cảnh khó khăn. Nhìn những bức tranh này, bạn tôi ở nước ngoài cũng gọi điện về chia sẻ và xúc động trước nghĩa tình của thành phố”, chị Trương Bích Trâm (43 tuổi, ngụ quận 12) chia sẻ.

 

Họa sĩ Lê Sa Long với một tác phẩm của mình. Ảnh: FBNV
Họa sĩ Lê Sa Long với một tác phẩm của mình. Ảnh: FBNV


Đường Ngô Đức Kế (quận 1), cơn mưa đêm những ngày đầu giãn cách xã hội, hay tranh tiếng rao bánh mì đêm khuya trên đường Vũ Huy Tấn (quận Bình Thạnh)… là những bức tranh được họa sĩ Lê Sa Long đi thực tế ký họa. Hiện thực hiện lên qua tác phẩm nghệ thuật, khiến nỗi buồn như được xoa dịu phần nào.

“Ngày thường đường sá tấp nập, tan tầm nhiều điểm kẹt xe, còn bây giờ dịch Covid-19 làm ảnh hưởng nhiều thứ trong cuộc sống. Tôi và nhóm bạn hay chia sẻ hình của họa sĩ Lê Sa Long, có người bạn của tôi ở Sóc Trăng gửi hình tranh vẽ đường Trường Sa, kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (quận Phú Nhuận) kèm lời nhắn - Gửi một cái ôm tinh thần đến thành phố, chúng ta sẽ vượt qua thôi!”, chị Phạm Thị Tú Tâm (38 tuổi, ngụ TP Thủ Đức) kể.

“Họa sĩ thời Covid-19”

Trước bộ tranh Sài Gòn thời giãn cách, tháng 10-2020 họa sĩ Lê Sa Long triển lãm bộ tranh Khẩu trang và người nổi tiếng và ra mắt tập sách ảnh cùng tên. Sau đợt triển lãm, anh đã trích 80 triệu đồng đóng góp vào quỹ giúp người nghèo và ủng hộ tuyến đầu chống dịch.

Họa sĩ Lê Sa Long bày tỏ: “Với tôi, nghệ thuật chính là tấm gương phản ánh chân thật cuộc sống. Hiện thực là đề tài vô tận cho các họa sĩ từ xưa đến nay và tôi luôn ý thức phải có trách nhiệm công dân của người nghệ sĩ”.

Dù là với cách diễn đạt gì thì họa sĩ vẫn phải chuyển tải được hơi thở cuộc sống của thời đại mình, mới gọi là thành công. “Tôi và một số họa sĩ chọn phong cách hiện thực để chuyển tải và may mắn được công chúng đồng cảm và mua tranh ủng hộ. Tôi coi việc vẽ tranh của mình như một cách để thể hiện nỗi đồng cảm với những khó khăn vì dịch bệnh của những người lao động ở thành phố, là sự khâm phục tình người giúp nhau qua cơn hoạn nạn, như bữa cơm không đồng, ATM gạo... Là tình yêu với thành phố này theo cách của riêng tôi”, họa sĩ Lê Sa Long bày tỏ thêm.

Sinh ra ở Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp), lớn lên ở Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), học tập và lập nghiệp tại TPHCM, hơn 30 năm gắn bó với thành phố này, có lẽ vì thế mà những cảm xúc khi sáng tác của anh luôn đồng điệu với nhịp sống ở đây. “TPHCM trong khó khăn vẫn luôn có những vẻ đẹp về tình người giúp nhau vượt qua hoạn nạn. Tôi, các bạn đồng nghiệp và nhiều khán giả cũng nhắn tin trên mạng xã hội bày tỏ xúc động trước bức tranh Dòng sữa ngọt ngào và Thiên thần bé nhỏ đi cách ly, bởi vì phía sau bức tranh là những câu chuyện xúc động có thật, chính bản thân nó đã chạm đến trái tim người xem, bút pháp của hội họa chỉ góp thêm phần nhỏ”, họa sĩ Lê Sa Long bày tỏ.

Họa sĩ Lê Sa Long hiện là giảng viên khoa Đồ họa (Trường Đại học Mở TPHCM), bộ tranh Sài Gòn thời giãn cách được anh thực hiện vào giữa tháng 5-2021, khi hướng dẫn sinh viên ký họa thực tế ở TPHCM.

Họa sĩ Lê Sa Long chia sẻ: “Qua việc vẽ tranh, tôi cũng hướng dẫn các em tình yêu quê hương đất nước, yêu người lao động nghèo… bên cạnh việc dạy kỹ năng làm việc nghệ thuật. Với tôi, trách nhiệm truyền cảm hứng cho các em hướng tới chân - thiện -  mỹ cũng là trách nhiệm của người thầy chân chính”.


Hiện tại, bộ tranh Sài Gòn thời giãn cách đã có người muốn sở hữu. “Có 5 người cả trong và nước ngoài muốn mua những tác phẩm này. Tôi rất vui khi được nhà sưu tầm tranh khá nổi tiếng gốc Việt là cô Christina Nguyễn ở Australia mua 3 tranh ký họa, tôi vừa chuyển đi cho cô. Tôi dự định sau dịch, sẽ thực hiện triển lãm tranh và ra mắt bộ sách ảnh đánh dấu kỷ niệm TPHCM vượt qua đợt dịch khó khăn này. Tôi cũng sẽ tiếp tục trích tiền bán tranh để đóng góp quỹ giúp người nghèo, người lao động có hoàn cảnh khó khăn”, họa sĩ Lê Sa Long cho biết thêm.


Theo KIM LOAN (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Bản hòa ca cùng triền ký ức

Bản hòa ca cùng triền ký ức

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.

Lá cỏ hát thơ

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lá cỏ hát thơ

(GLO)- Bài thơ "Lá cỏ hát thơ" của Nguyễn Ngọc Hưng đã khắc họa hình ảnh cỏ như một biểu tượng của sự kiên cường dù phải trải qua nhiều gian khó, đớn đau. Qua đây, tác giả muốn truyền tải thông điệp về sự bền bỉ, lòng yêu thương và tinh thần vượt qua khó khăn của con người trong mọi hoàn cảnh.

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

(GLO)- Độc đáo, sáng tạo, ý nghĩa là những đánh giá chung về hơn 300 bức tranh của các tác giả “nhí” gửi về tham gia cuộc thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng, Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp do Hội đồng Đội thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phát động gần 1 tháng qua.